Loạt doanh nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán bị phạt gần 600 triệu đồng

Trong số các doanh nghiệp bị xử phạt có một công ty đến từ Thái Lan sở hữu trên 5% cổ phần của Công ty CP Lai dắt và Vận tải cảng Hải Phòng nhưng không công bố theo quy định

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 công ty vì đã có những vi phạm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo Nghị định 156/2020/NĐ-CP, Nghị định 128/2021/NĐ-CP… với tổng số tiền phạt 590 triệu đồng.

Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) bị phạt tổng cộng 250 triệu đồng. Trong đó, công ty bị phạt 100 triệu đồng vì không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (công ty không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với: Báo cáo tài chính (BCTC) bán niên soát xét, BCTC kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2021; công bố thông tin không đúng thời hạn đối với BCTC kiểm toán năm 2020).

Đồng thời công ty này bị phạt thêm 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch BCTC năm 2020 vào ngày 27- 4-2022… từ đó làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi 35,9 tỉ đồng, một số chỉ tiêu tại BCTC kiểm toán năm 2020 của công ty cũng thay đổi theo.

Loạt doanh nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán bị phạt gần 600 triệu đồng - Ảnh 1.

Nhiều công ty bị xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán (ảnh minh họa)

Krungthai Zmico Securities Company Limited (Bangkok, Thailand) bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng vì đã không công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Cụ thể ngày 27-4-2021, Krungthai Zmico Securities Company Limited đã mua 70.900 cổ phiếu của Công ty CP Lai dắt và Vận tải cảng Hải Phòng (mã chứng khoán TUG), dẫn đến khối lượng nắm giữ sau giao dịch tăng từ 75.400 cổ phiếu (2,79%) lên 146.300 cổ phiếu (5,4185%), trở thành cổ đông lớn của TUG nhưng không công bố thông tin với HNX về việc trở thành cổ đông lớn.

Công ty CP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (quận 3, TP HCM) bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật các BCTC năm 2020; Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020.

Cuối cùng ông ty CP cơ khí và khoáng sản Hà Giang (TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) bị phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch đối với số liệu các chỉ tiêu dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chi phí tài chính, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tại BCTC năm 2020, năm 2021. Từ đó làm sai lệch báo cáo kết quả kinh doanh ở các khoản mục lợi nhuận chưa phân phối, trích lập dự phòng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối… với khoản mục lợi nhuận trước thuế tăng số tiền tương ứng là 39,3 tỉ đồng.

Theo Sơn Nhung (Người Lao động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video