Lộ diện người vợ tào khang kín tiếng phía sau tỷ phú Hồ Hùng Anh: Sở hữu khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng, là 1 trong 3 vị phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán

Theo giá trị cập nhật tới ngày 7/7/2021, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy hiện sở hữu khối tài sản gồm 9.559,8 tỷ đồng cổ phiếu Techcombank và 629,8 tỷ đồng cổ phiếu Masan, tổng cộng khoảng 10.190 tỷ đồng. Nắm giữ tài sản lớn, bà Thủy cũng là người giàu thứ 13 trong danh sách người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Năm 2019, ông Hồ Hùng Anh lần đầu tiên được tạp chí Forbes xếp thứ 1.349 trong danh sách tỷ phú thế giới với khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD. Thời điểm này tại Việt Nam, ông xếp thứ 3 trong top 5 tỷ phú đô la của Việt Nam, đứng sau Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng, và CEO VietJet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo. Ông Hồ Hùng Anh cũng là tỷ phú đô la đầu tiên của ngành ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù là Chủ tịch của Techcombank nhưng ông Hồ Hùng Anh hiện chỉ trực tiếp nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu, tương đương 1,1% vốn cổ phần ngân hàng ngân hàng này.

Trong khi đó, các thành viên khác trong gia đình ông lại nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Techcombank. Mẹ và vợ ông Hùng Anh hiện mỗi người sở hữu 4,98% cổ phần Techcombank. Con trai ông Hùng Anh là Hồ Anh Minh hiện sở hữu 3,95% cổ phần. Ngoài ra ra em dâu của ông là bà Nguyễn Hương Liên hiện cũng sở hữu gần 2% cổ phần Techcombank.

Tại Việt Nam, phu nhân của các tỷ phú lớn đều khá kín tiếng. Điểm giống nhau của họ là sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng và là bóng hồng đứng sau những người đàn ông thành công.

Ngoài bà Thủy, những tên tuổi của phu nhân các doanh nhân có góp mặt cùng chồng trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt có thể kể đến như bà Phạm Thu Hương (Phó Chủ tịch Vingroup, là vợ ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup), bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát), Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Novaland), hay bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank)...

Xét về giá trị tài sản, theo thông tin cập nhật tới ngày 7/7, bà Thuỷ hiện sở hữu khối tài sản gồm 9.559,8 tỷ đồng cổ phiếu Techcombank và 629,8 tỷ đồng cổ phiếu Masan (tổng cộng khoảng 10.190 tỷ đồng). Cùng với vợ ông Phạm Nhật Vượng và vợ ông Trần Đình Long, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy là 1 trong 3 vị phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Tuy nhiên, giống như các phu nhân kia, bà Thủy cũng chưa từng xuất hiện trên truyền thông.

Lộ diện người vợ tào khang kín tiếng phía sau tỷ phú Hồ Hùng Anh: Sở hữu khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng, là 1 trong 3 vị phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán - Ảnh 1.

Phật tử Hạnh Đăng vấn an sức khoẻ Hoà thượng Viện trưởng và tác bạch cúng dường Học viện.

Năm 2019, thông tin từ Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết sáng ngày 8/3, tại chùa Huê Nghiêm (Quận 2, Tp.HCM), Hoà thượng Thích Trí Quảng đã có buổi gặp gỡ doanh nhân Phật tử Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, pháp danh Hạnh Đặng. Vị doanh nhân này được cho là vợ của tỷ phú Hồ Hùng Anh.

Lộ diện người vợ tào khang kín tiếng phía sau tỷ phú Hồ Hùng Anh: Sở hữu khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng, là 1 trong 3 vị phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán - Ảnh 2.

Hoà thượng viện trưởng tặng quà lưu niệm đến nữ doanh nhân Phật tử Nguyễn Thị Thanh Thủy

Tại buổi gặp mặt này, với tư cách cá nhân bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã cùng dường số tiền 5 tỷ đồng vào quỹ đời sông Tăng Ni sinh nội trú tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM- cơ sở 2 (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), thông tin từ Báo Giác Ngộ.

Năm 2018, bà Thuỷ cũng từng cúng dường 5 tỷ đồng cho đời sống Tăng Ni của Học viện với tâm nguyện để Tăng Ni sinh viên chuyên tâm tu học.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video