LienVietPostBank thay Chủ tịch HĐQT

Ông Huỳnh Ngọc Huy sẽ thay ông Nguyễn Đình Thắng làm Chủ tịch HĐQT do ông Thắng xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

LienVietPostBank thay Chủ tịch HĐQT

Ông Huỳnh Ngọc Huy (bên trái ảnh) và ông Nguyễn Đình Thắng (bên phải ảnh)

Tại cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) định kỳ tháng 12/2019, HĐQT ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Đình Thắng theo nguyện vọng cá nhân.

Đồng thời, HĐQT LienVietPostBank thống nhất bầu ông Huỳnh Ngọc Huy - thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ III (2018 – 2023) kể từ ngày 30/12/2019.

Được biết, ông Huỳnh Ngọc Huy sinh năm 1966, là thành viên HĐQT LienVietPostBank từ năm 2016 đến nay. 

Ông có bằng thạc sỹ ngành tài chính Học viện Toulon Var (Pháp), kỹ sư tin học Đại học Carleton (Canada), có kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bất động sản… 

Từ năm 2010 – 2015, ông Huy đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán Liên Việt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt. Từ năm 2016 đến nay, ông Huy là Thành viên HĐQT LienVietPostBank.

Kết thúc năm 2019, tổng tài sản LienVietPostBank dự kiến đạt trên 200.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay thị trường 1 đạt trên 140.000 tỷ đồng, huy động vốn từ thị trường 1 đạt trên 165.000 tỷ đồng.

Các hoạt động thu phí dịch vụ tiếp tục có những chuyển biến tích cực, dự kiến đạt trên 550 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2018 nhờ không ngừng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới, triển khai nhiều chương trình thúc đẩy hỗ trợ bán hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, qua đó nâng cao tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập.

Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2019 dự kiến vượt mốc 2.000 tỷ đồng, đây là mức cao nhất kể từ ngày thành lập ngân hàng đến nay.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video