Lãnh đạo Masan muốn bán khối cổ phiếu gần 500 tỷ đồng

Thành viên HĐQT Tập đoàn Masan vừa đăng ký bán 8,58 triệu cổ phiếu, ước tính thu về 490 tỷ đồng nếu khớp lệnh trong vùng giá hiện tại.

Ông Nguyễn Thiều Nam, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã CK: MSN) vừa đăng ký bán hơn 8,58 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 0,75% vốn điều lệ nhằm thu xếp tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 10/10 đến 27/10 thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Tính theo mức giá đóng cửa phiên giao dịch chiều nay, khối cổ phiếu này có thể mang về cho ông Nam xấp xỉ 490 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, ông Nam chỉ còn sở hữu 57.500 cổ phiếu MSN.

Tập đoàn Masan mới đây cũng công bố thông tin mua lại tối đa gần 114,8 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Nguồn vốn để mua số cổ phiếu quỹ này lấy từ thặng dư vốn cổ phẩn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016.

Hiện, cổ phiếu MSN đang dao động ở vùng giá 57.000 đồng, tăng gần 37% so với đầu năm. Khối lượng khớp lệnh bình quân mỗi phiên là 513.193 cổ phiếu.

Theo Masan, giá cổ phiếu bình quân của công ty thời gian qua thấp hơn giá trị thực. Trong khi đó, công ty đang sở hữu và vận hành nền tảng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực quan trọng nên việc mua lại cổ phiếu là cách tối ưu để sử dụng lượng tiền mặt hiện có. Động thái này cũng nhằm tạo thanh khoản cho cổ đông, mặt khác các cổ đông còn lại có thể hưởng lợi từ tầm nhìn chiến lược trong thời hạn 3 năm.

Sáu tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận hợp nhất của công ty lần lượt đạt 18.019 tỷ đồng và 455 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 6% và 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh giật lùi là do các các khoản đầu tư hỗ trợ người chăn nuôi sau khủng hoảng giá heo của Masan Nutri-Science và nỗ lực cắt giảm hàng tồn kho tại hệ thống phân phối tại Masan Consumer.

Theo Phương Đông Vnexpress

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video