Làn sóng hạ lãi suất cho vay mới

Các ngân hàng lớn nhập cuộc giảm lãi suất cho vay lần thứ 3 liên tiếp...

Làn sóng hạ lãi suất cho vay mới

Ảnh minh hoạ

Trong tuần này, một loạt các ngân hàng lớn không chỉ hạ lãi suất huy động mà còn giảm mạnh lãi suất cho vay.

Tiên phong là BIDV. Ngân hàng cho biết từ 01/7 giảm thêm 0,5%/năm lãi suất cho vay so với mức lãi suất hiện hành để hỗ trợ nền kinh tế. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, BIDV đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng với mức giảm từ 2,5% - 3,0%/năm so thời điểm truớc dịch Covid-19.

Quy mô của đợt giảm lãi suất bắt đầu từ quý 3 không được BIDV đề cập cụ thể. Song nếu nói riêng về các gói hỗ trợ cho vay khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì nhà băng này cũng đang triển khai với dư nợ cho vay lên đến trên dưới 200.000 tỷ đồng; còn dư nợ cho vay nói chung thì BIDV có tổng cộng tới hơn 1 triệu tỷ đồng. Việc hạ lãi suất thêm 0,5%/năm là một quyết định mạnh vì lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại Nhà nước nói chung đều đang ở mức thấp so với mặt bằng hệ thống.

Sau BIDV là VietinBank. Ngân hàng này công bố giảm lãi suất thêm 0,2 - 0,5%/năm so với quý 2, áp dụng cho các khoản vay thuộc gói ưu đãi cho khách hàng bị ảnh hưởng. Được biết tính từ thời điểm 23/01 tới 19/6, ngân hàng này đã giải ngân cho gần 7.000 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh với doanh số giải ngân mới là khoảng 180.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn đáng kể so với trước dịch.

Agribank cũng nhập cuộc giảm lãi suất cho vay lần thứ 3 liên tiếp, áp dụng từ đầu tháng này, mức giảm là 0,2%/năm để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên vay vốn tại Agribank chỉ phải trả lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 4,8%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm,.

Vietcombank chưa có thông báo nào về việc hạ lãi suất từ đầu tháng 7, nhưng ngân hàng này đang có chương trình giảm tiền lãi phải trả cho khách hàng trong giai đoạn 3, áp dụng từ 15/5 đến hết 31/7, với lượng khách hàng thuộc diện giảm lãi khoảng 85.000 khách hàng và dư nợ 64.000 tỷ.

Từ 1/7 cả 4 ngân hàng trên còn giảm cả lãi suất huy động đối với tất cả các kỳ hạn, mức giảm từ 0,1 - 0,5%/năm. Không chỉ có vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhỏ trong hệ thống, kể cả những nhà băng có "truyền thống" lãi suất cao cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7, mức giảm áp dụng với cả VND lẫn ngoại tệ (ngoại trừ USD đang có lãi suất 0%). Theo đại diện các ngân hàng, việc điều chỉnh lãi suất huy động là để giảm chi phí đầu vào và có thêm cơ hội giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế. Bởi vậy rất có thể thời gian tới sẽ có thêm làn sóng cắt giảm lãi suất cho vay trên diện rộng của hệ thống ngân hàng.

Theo Báo Dân sinh

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video