Lâm Đồng một vùng đất giàu tiềm năng

Lâm Đồng là một tỉnh niền núi phía Nam Tây Nguyên. Nơi đây, được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu quanh năm  mát mẻ, đất đai màu mỡ; nền văn hóa đa dạng với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên và mọi miền trong cả nước…Với đặc thù đó, Lâm Đồng có tiềm năng và lợi thế trên các lĩnh vực: dịch vụ du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến...

[caption id="attachment_3740" align="aligncenter" width="700"] Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (ảnh: Internet).[/caption]

Trên cao nguyên hùng vĩ, Lâm Đồng - Đà Lạt được bao bọc bởi núi non trùng điệp, ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển Du lịch, nông nghiệp công nghệ cao là cơ hội mới cho các nhà đầu tư. Với hệ thống giao thông đường bộ, các quốc lộ 20, 27, 28, 55; hệ thống đường tỉnh 721, 722, 723, 724, 725 và đường hàng không khá thuận tiện nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Vùng Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu phát kinh kinh tế, xã hội của tỉnh. Từ Lâm Đồng vận chuyển hàng hóa đi các cảng như Cam Ranh 130km, cảng Thị Vải, cảng Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu 230km, cảng Sài Gòn 300km đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư.

Sức hút từ nông nghiệp công nghệ cao

Với lợi thế về tài nguyên khí hậu, đất đai Lâm Đồng từ lâu đã hình thành các vùng chuyên canh rau, hoa, chè lớn nhất cả nước. Vùng chuyên canh cà phê chỉ sau Đắk Lắk. Đến cuối năm 2014 vùng rau với diện tích 53.660 ha, sản lượng thu hoạch đạt trên 1,8 triệu tấn/năm. Vùng chuyên canh hoa 7.400 ha sản lượng thu hoạch trên 2.4 tỷ cành. Vùng chè 22.030 ha trong đó có trên 1.000ha chè chất lượng cao như Ô long, Kim xuyên, Tứ quý cho sản lượng thu hoạch chè búp tươi đạt trên 240 ngàn tấn/năm. Vùng chuyên canh cà phê 156.448 ha, sản lượng thu hoạch gần 400 ngàn tấn. Ngoài ra, Lâm Đồng còn có một số cây trồng khác như điều, dâu tằm, cây ca cao, tiêu, cây ăn quả góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp …Với nguồn nguyên liệu dồi dào là điều kiện tốt để phát triển mạnh về công nghiệp chế biến nông sản… Lâm Đồng còn có điều kiện nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi với quy mô 50ha mặt nước sản lượng  trên 500 tấn/năm.

Rau Đà Lạt đã được sản xuất theo phương pháp rau an toàn, thương hiệu rau Đà Lạt đã được công nhận, hiện đang tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn GAP cho thương hiệu rau Đà lạt để đáp ứng cho thị trường xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng là các nước Nhật bản, Singapore, Đài loan, Úc, Thái lan, Bỉ, Hà lan, EU, Mĩ, Trung Quốc, các nước Bắc Âu vân vân..

Chương trình nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục được thực hiện và có sức lan tỏa trong sản xuất, khuyến khích người dân mạnh dạng đầu tư phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Do vậy, đến nay toàn tỉnh có trên 39.000 ha sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tuy bước đầu chuyển đổi mô hình sản xuất; từ sản xuất mang tính truyền thống sang mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã nâng tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC đạt trên 30% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Song song đó chương trình chuyển đổi giống và thực hiện tái canh cây cà phê tiếp tục được triển khai. Ngành nông nghiệp hiện chiếm tỷ trọng trên 38% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 75% tổng kim ngạch xuất  khẩu toàn tỉnh.

Mới đây UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế (JICA) tại Việt Nam Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam và Ngân hàng Tokyo Mitsubishi tại Việt Nam  tổ chức Hội thảo hợp tác đầu tư trong nông nghiệp tại Lâm Đồng. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Để đẩy mạnh phát triển NNCNC, tỉnh Lâm Đồng tích cực triển khai mô hình nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp CNC gắn với thu mua, chế biến bảo quản sau thu hoạch, phát triển công  nghiệp chế biến xuất khẩu cùng với xây dựng mô hình du lịch canh nông.

Thiên đường  du lịch

Thành phố Đà Lạt có lịch sử qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, nằm Trên cao nguyên Lâm Viên, với độ cao lý tưởng 1.500 mét so với mặt nước biển  mang đến cho Đà Lạt một khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng bởi hồ, thác nước, rừng thông nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xếp hạng di tích quốc gia, các công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, một hệ thống cơ sở vật chất phát triển. Đà Lạt Lâm Đồng có điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa - thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục… Xứng tầm là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực.

Theo đà phát triển, đến nay Lâm Đồng có 875 cơ sở lưu trú với tổng số 14.058 phòng trong đó có 288 khách sạn từ 1-5 sao có 7.616 phòng bao gồm 25 khách sạn từ 3-5 sao có 2.170  phòng. Toàn tỉnh có 33 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, các cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ…) 45 đơn vị kinh doanh lữ hành trong đó có 6 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Trên 2000 dinh thự cổ; Trường Cao Đẳng Sư Phạm đã được tạp chí kiến trúc bình chọn nằm trong top 1000 kiến trúc độc đáo nhất của thế giới trong thế kỷ 20. Với 3 sân gold, 7 thác là danh thắng cấp quốc gia, 7 hồ lớn có sinh cảnh đẹp. Với diện tích trên 597.690 ha rừng, Lâm Đồng có 2 vườn quốc gia, vườn quốc gia Bidoup Núi bà rộng 700,38km2, đang trình hồ sơ xin thành lập khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Tiên rộng  272,73km2. Với cộng đồng các dân tộc rất đa dạng được hình thành từ nhiều đời, nên còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Bảo tàng Lâm Đồng đang lưu giữ hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm của 43 dân tộc khác nhau chung song trện địa bàn. Hiện vật đó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân…. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng. Các Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú như: Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hoá trà, Lễ hội Cồng Chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng thần suối, Lễ cúng thần bơmung, Lễ cúng cơm mới…Về giáo dục có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và 53 cơ sở đào tạo nghề, các Viện nghiên cứu sinh học, viện Pasteur và viện nghiên cứu hạt nhân cũng còn là điểm đến cho du lịch giáo dục.

Đến cuối năm 2014 Lâm Đồng đón 4,8 triệu lượt khách du lịch; trong đó khách quốc tế đạt 249.700 lượt khách, theo kế hoạch năm 2015 sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách và trên 260.000 lượt khách quốc tế.

Lâm Đồng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng du lịch, giữ gìn môi trường cảnh quan, làm tốt công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, định hướng phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng.

Tiềm năng, thế mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội: năm 2014 tăng trưởng kinh tế (GRDP) 14%, GRDP bình quân đầu người 44,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Ngành nông thủy sản 38,5%; ngành công nghiệp - xây dựng 26,2%; ngành dịch vụ 35,3%; Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 450 triệu USD. Kết quả thu hút đầu tư trong nước vớisố dự án 666 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký 102,04 ngàn tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài có án 109 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký 466,6 triệu USD. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2014 xếp thứ 29 so 63 tỉnh thành trong cả nước; tăng 7 bật so với năm 2013.

Định hướng phát triển

- Phát triển đô thị: phát triển thành phố Đà Lạt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định 704/QĐ-TTG ngày 12/5/2014 của thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt với quy mô diện tích từ 393,28 km2 lên 3.359,3 km2. Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường đáp ứng vai trò chức năng của đô thị có tính đặc thù về sinh thái cảnh quan thiên nhiên của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế. Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, trung tâm giao thương quốc gia và quốc tế, trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và bảo vệ sự đa dạng sinh học, có vị trí quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Phát triển thành phố Bảo Lộc: xây dựng Bảo Lộc trở thành đô thị công nghiệp của tỉnh gắn với phát triển các ngành dịch vụ, thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam.

Du lịch - dịch vụ:

Về du lịch: tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, đầu tư hạ tầng một số khu du lịch mới để kêu gọi đầu tư khai thác, gắn du lịch Lâm Đồng với khu vực miền Trung Tây Nguyên miền Đông Nam Bộ hình thành các tam giác phát triển.

Về thương mại: tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ trung tâm triển khai chương trình phát triển hệ thống chợ nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu , nhất là những mặt hàng nhất là những mặt hàng có giá trị cao, mặt hàng có lợi thế của tỉnh làm động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Hạ tầng giao thông:

- Về đường bộ: tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và kinh tế xã hội như: nâng cấp các tuyến quốc lộ 27, 28, 55, đường trường sơn đông, đường Lương Sơn - Đại Ninh, xúc tiến đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

- Về đường sắt: khôi phục tuyết đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm dài 84 km phục vụ giao lưu hàng hóa và du lịch với các tỉnh Nam Trung bộ.

- Đường hàng không: xúc tiến mở đường bay quốc tế Đà lạt- Singapore - Đà Lạt, Đà Lạt - Siem Reap - Đà Lạt, xúc tiến mở đường bay nội địa Đà Lạt - Cần Thơ - Đà Lạt và đến một số thành phố lớn khác trong nước.

Nông nghiệp:

 Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ nông lâm sản.

Về công nghiệp:

Ưu tiên phát triển các nghành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển hạ tầng để khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp.

Về văn hóa xã hội:

 Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm phát huy mọi nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu xã hội.

Mục tiêu của Lâm Đồng là khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh bằng sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và dịch vụ; phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, hình thành một số khu du lịch lớn, đa dạng hóa các loại hình đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của địa phương. Với công nghiệp, đẩy mạnh chế biến nông, lâm sản và công nghiệp khai thác khoáng sản và đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng

Số 02-04 Trần Quốc Toản, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

ĐT: 063.3832964 - 063.3533167        Fax: 063.3811656

Email: trungtamxuctien@gmail.com; xtdautu@gmail.com

Website: www.dalat-info.vn

Theo DN&ĐT

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video