Lâm Đồng chỉ đạo xử lý việc hiến đất, mở đường nhằm mục đích phân lô tách thửa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa có văn bản số 883 gửi Thanh tra tỉnh và UBND các huyện về việc xử lý kết quả tổng hợp việc hiến đất, mở đường nhằm mục đích tách thửa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Lâm Đồng chỉ đạo xử lý việc hiến đất, mở đường nhằm mục đích phân lô tách thửa

Theo đó, UBND tỉnh giao UBND các huyện yêu cầu các hộ tạm dừng việc san lấp mặt bằng, thi công các công trình, không được làm cổng, rào chắn đối với đường đã thi công trên diện tích đã hiến làm đường để bàn giao cho địa phương quản lý làm đường công cộng.

UBND tỉnh yêu cầu phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất các hộ hiến, trả lại đất để mở đường, san lấp mặt bằng, phân lô trên địa bàn tỉnh, đối chiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định về nông thôn mới, xem xét xử lý theo đúng quy định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.

Tỉnh này yêu cầu UBND các huyện rà soát, lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện tình trạng hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất để đầu tư, xây dựng nhà ở, dự án bất động sản. Trong đó, huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc được xem là hai "điểm nóng".

Ngày 21/1, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo tạm dừng việc tiếp nhận, xem xét giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn trên địa bàn tỉnh. 

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng quyết định dừng các trường hợp tách thửa đất thành nhiều thửa đất để chuyển nhượng, xây dựng nhà ở hình thành các khu, điểm dân cư mới tại nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh cho đến ngày 1/3. Việc dừng này cho đến khi Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ban hành ngày 6/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video