Lai lịch kín tiếng của công ty vừa chi 4.200 tỷ đồng mua 36% cổ phần Sudico - chủ đầu tư KĐT Nam An Khánh và loạt dự án khắp cả nước

Về Sudico, đây từng là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên sàn chứng khoán những năm 2007-2010 nhưng sau đó đã kinh doanh không mấy nổi bật những năm gần đây.

Lai lịch kín tiếng của công ty vừa chi 4.200 tỷ đồng mua 36% cổ phần Sudico - chủ đầu tư KĐT Nam An Khánh và loạt dự án khắp cả nước

Thương vụ thoái vốn của Tổng Công ty Sông Đà tại CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã chứng khoán: SJS) là một trong những thương vụ đấu giá cổ phần có giá trị lớn nhất trong vòng vài năm gần đây. Mặc dù có mức giá lên đến 102.000 đồng/cp – cao hơn 20% so với thị giá hiện tại, tương ứng tổng giá trị của lô cổ phiếu lên đến 4.258 tỷ đồng nhưng nó đã được 1 doanh nghiệp đặt mua.

Đơn vị trúng giá là CTCP Thương mại dịch vụ Đầu tư An Phát, một doanh nghiệp thành lập năm 2016 có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà Lotus, số 2 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lai lịch kín tiếng của công ty vừa chi 4.200 tỷ đồng mua 36% cổ phần Sudico - chủ đầu tư KĐT Nam An Khánh và loạt dự án khắp cả nước - Ảnh 1.

Hầu như không có thông tin nào từng xuất hiện về doanh nghiệp này cho đến trước khi công bố trở thành cổ đông lớn nhất của Sudico. Theo thay đổi đăng ký kinh doanh gần nhất vào ngày 30/9/2021, An Phát đã tăng mạnh vốn điều lệ từ 120 tỷ lên 1.800 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT của An Phát là ông Phạm Thành Huy (sinh năm 1977). Ông Huy cũng đang là người đại diện theo pháp luật của CTCP Mặt trời Sông Hồng, doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mặt trời Sông Hồng là chủ đầu tư của dự án "Khu đô thị Sông Hồng" tại xã Mê Linh - xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Nhiều tài sản liên quan đến dự án này được dùng làm tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Việt Á – ngân hàng hiện cũng đang là chủ nợ chính của Sudico.

Lai lịch kín tiếng của công ty vừa chi 4.200 tỷ đồng mua 36% cổ phần Sudico - chủ đầu tư KĐT Nam An Khánh và loạt dự án khắp cả nước - Ảnh 2.
 

Về Sudico, đây từng là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên sàn chứng khoán những năm 2007-2010, nổi lên nhờ dự án Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì quy mô 36 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, một trong những dự án lớn nhất Hà Nội những năm đầu thập niên 2000.

Sau thành công trên, Sudico đã triển khai nhiều dự án đô thị, dân cư và du lịch sinh thái lớn khắp cả nước như: Dự án khu đô thị mới Nam An Khánh và phần mở rộng (tổng diện tích 280 ha), dự án khu nhà ở Văn La – Văn Khê (12ha), dự án khách sạn Sông Đà – Hạ Long; dự án Khu dân cư Long Tân – Nhơn Trạch – Đồng Nai (65ha); Các dự án đang trong quá trình đầu tư, như dự án khu đô thị mới Tiến Xuân (1.115ha), dự án Hòa Hải – Đà Nẵng (12ha), dự án Khu du lịch sinh thái Sông Đà Ngọc Vừng (39ha)… Dù vậy một số dự án trong số này đã gặp những vướng mắc pháp lý.

Hoạt động kinh doanh của Sudico không có nhiều nổi bật trong những năm gần đây. Công ty đã rất nhiều lần xin lùi lịch trả cổ tức của năm 2016, 2017 và lần gần nhất là xin lùi đến 30/12/2022.

Tại thời điểm 31/12/2021, Sudico có tổng tài sản hơn 6.900 tỷ đồng, chiếm phần lớn là là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại 2 dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh (3.538 tỷ) và Khu đô thị mới Hòa Hải – Đà Nẵng (1.164 tỷ).

Lai lịch kín tiếng của công ty vừa chi 4.200 tỷ đồng mua 36% cổ phần Sudico - chủ đầu tư KĐT Nam An Khánh và loạt dự án khắp cả nước - Ảnh 3.

 

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video