Kinh tế Việt Nam đối diện “thách thức 2024”

Kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn so với năm 2023. Các tổ chức nghiên cứu, các định chế ngân hàng quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức khả quan xoay quanh 6% trong năm nay. Các động lực chính cho tăng trưởng của năm mới là sự hồi phục nhu cầu trong và ngoài nước, thị trường tài chính và thị trường bất động sản hoạt động tốt hơn – nhất là nửa cuối năm. Tuy vậy, các thách thức của lạm phát, lãi suất, giá cả dầu thô và hàng hóa toàn cầu biến động, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, nợ xấu gia tăng vẫn là những đá tảng hay ổ gà trên đường tiến về phía trước.

Công ty Chứng khoán VNDIRECT dự báo quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm nay, với mức tăng GDP 6,3%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói Việt Nam đạt tăng trưởng 5,8% trng năm 2024 và 6,9% trong năm 2025, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức tăng trưởng tăng 6%. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng lên 5,5% và 6% lần lượt cho năm nay và năm tới. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7,0% vào năm 2025… Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam đạt mức cao.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam, cho rằng: Điểm đáng chú ý nhất với kinh tế Việt Nam hiện nay là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc thực thi một loạt hiệp định thương mại tự do. Vì thế, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng và đối tác thương mại ngày càng đa dạng. Dù vậy, theo ông Stoffers, trong năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro từ bên ngoài. Theo đó, kinh tế toàn cầu đã dần hồi phục trong năm 2023, song những bất ổn địa chính trị dai dẳng có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động bất lợi tới thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng có thể gây khó cho hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Những khó khăn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể gây trở ngại với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, T.S Stoffers nhấn mạnh cần nhận diện những trở ngại này và giải quyết một cách thấu đáo, quyết liệt với những kế hoạch có mục tiêu cụ thể.

Ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế quốc tế cấp cao của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) nhận định, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm sau “trông cậy” đáng kể vào sự hồi phục của thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, sức khỏe của ngành bất động sản cũng đóng vai trò quan trọng vì lĩnh vực này thu hút hàng nghìn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong các lĩnh vực khác. Lĩnh vực bất động sản cũng là cơ hội phát triển quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa, nghĩa là nhu cầu về các khu đô thị, nhà ở lành mạnh và an toàn đang gia tăng. Trong khi đó, đang có sự bất cân xứng giữa cung và cầu.

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam

Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam – cho rằng Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa khi nợ công được kiểm soát tốt ở mức 38% GDP tính đến cuối năm 2022. Ông Chakraborty cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư công vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, kích thích tiêu dùng nội địa, tăng cường cơ sở hạ tầng để cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời củng cố nền tảng để gia tăng sức chống chịu và phát triển bền vững hơn.

Các nhà phân tích nói tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục khó khăn trong năm mới. Lượng đơn hàng lớn sẽ khan hiếm trong thời gian tới, nhưng số lượng đơn hàng nhỏ sẽ tăng lên. Tình hình sẽ được cải thiện dần trong nửa cuối 2024 khi lượng hàng tồn giảm bớt, các đơn hàng cho năm mới 2025 bắt đầu chuyển động. Ngay cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm truyền thống cũng phải cập nhật, đón đầu các xu hướng và cải tiến sản phẩm, tận dụng mọi cơ hội vượt qua thách thức trước mắt.

 

 

 

 

Song Hảo

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video