Kiến nghị xếp các khoản vay mua nhà, sửa nhà vào tín dụng bất động sản, nhưng có điều kiện

Và khi đã xếp tín dụng mua nhà và sửa chữa nhà ở sang nhóm bất động sản thì cũng phải bóc tách, xem xét kỹ hơn Thông tư 02 về phân loại nhóm nợ và thông tư 36 tính trọng số cho vay bất động sản vì cho vay mua nhà, sửa nhà là rất ít rủi ro.

[caption id="attachment_106263" align="aligncenter" width="650"] TS. Cấn Văn Lực (ảnh: T.L)[/caption]

Chia sẻ tại toạ đàm về tài chính tiêu dùng do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức ngày 15/9, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết, FDIC của Mỹ định nghĩa tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng phục vụ mục đích chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Tín dụng tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu của cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du học, y tế…

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng vào khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (năm 2017), chiếm 18% trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Trong số này có tới 53% các khoản vay là mua nhà và sửa chữa nhà ở, như vậy tín dụng cho tiêu dùng thực tế chỉ chưa đến 550 nghìn tỷ đồng.

Ở các nước hầu hết không xếp tín dụng cho vay mua nhà để ở và sửa chữa nhà ở vào tín dụng tiêu dùng, tỷ trọng trong tổng tín dụng nền kinh tế cũng cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, chẳng hạn ở Trung Quốc là 21% (có lúc tính cả cho vay nhà ở có lúc không), ASEAN 5 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines) chiếm 35%, Mỹ chiếm 11 (nếu tính cả cho vay nhà ở là 51% tổng dư nợ), Úc là 36%...Điều này cũng cho thấy tín dụng tiêu dùng ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

TS. Lực cho rằng, với bản chất của tín dụng tiêu dùng là các khoản vay cá nhân và hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh và quy mô các khoản vay thường nhỏ, thì cơ quan quản lý nên tách các khoản cho vay mua nhà, sửa nhà sang cho vay bất động sản.

Và khi đã xếp tín dụng mua nhà và sửa chữa nhà ở sang nhóm bất động sản thì cũng phải bóc tách, xem xét kỹ hơn Thông tư 02 về phân loại nhóm nợ và thông tư 36 tính trọng số cho vay bất động sản vì cho vay mua nhà, sửa nhà là rất ít rủi ro.

Cụ thể ông cho rằng cần bóc tách các khoản vay bất động sản thành 4 nhóm tương ứng với các mức độ rủi ro. Trong đó nhóm có rủi ro lớn nhất thì áp hệ số rủi ro 200% (như các khoản cho vay bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn); nhóm thứ hai liên quan cho vay đất nền, liền kề; tiếp đến là các khoản cho vay trung tâm thương mại, mặt bằng bán lẻ; và cuối cùng là nhóm cho vay mua nhà, sửa nhà (nên tính hệ số rủi ro bằng cho vay thương mại thông thường khác với hệ số là 100%).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video