Kiến nghị Chính phủ cho TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM vừa kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương “Phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP HCM” là nhiệm vụ trọng điểm, chiến lược quan trọng của quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Ngoài ra, kiến nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP HCM sẽ xây dựng đề án cụ thể trình các cơ quan trung ương phê duyệt theo quy định. Đồng thời TP cũng sẽ huy động các nguồn lực xã hội để hiện thực hóa chủ trương nói trên.

Theo UBND TP HCM, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định là điều kiện để các trung tâm tài chính hình thành và phát triển. Là đầu tàu kinh tế cả nước, TP HCM hiện đóng góp 22,3% GDP - chiếm 26,6% ngân sách quốc gia, thu hút 33,8% dự án FDI cả nước.

Kiến nghị Chính phủ cho TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế - Ảnh 1.

TP HCM kiến nghị Chính phủ cho TP trở thành trung tâm tài chính quốc tế

TP cũng là nơi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. Hạ tầng tài chính của TP vẫn còn tiềm năng rất lớn với hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán… Các đơn vị này có vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ vốn thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp hoặc qua kênh mua bán - sáp nhập, hoạt động kiều hối…

Theo UBND TPHCM, trong ngắn hạn trung tâm tài chính tại TPHCM sẽ hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia. Trong trung hạn sẽ định hướng tầm cỡ khu vực. Bước đầu, trung tâm tài chính tại TPHCM đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, hay Brunei. Tiếp đó, sẽ hướng đến mục tiêu gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính khu vực.

Trong dài hạn, trung tâm tài chính tại TPHCM sẽ thu hút những nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh, thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu toàn cầu.

Cũng theo UBND TPHCM, ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đã có từ nhiều năm trước, nhưng do điều kiện chưa chín muồi nên chưa trở thành hiện thực. Đến nay, việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện hình ảnh của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập, góp phần quan trọng trong việc nâng vị thế quốc gia.

Khi xem xét sự dịch chuyển và hình thành của các trung tâm tài chính quốc tế, TPHCM nhận thấy chiến lược phát triển của mỗi quốc gia đã giúp hình thành các trung tâm tài chính mới quy mô toàn cầu trong vài thập niên gần đây như Singapore, Thượng Hải, Istanbul hay Dubai... Vì vậy, UBND TPHCM đã có kiến nghị như trên.

Theo Người Lao Động

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video