Khối ngoại chiếm ưu thế M&A tại Việt Nam

Theo thông tin từ Diễn đàn M&A Việt Nam, 60% thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp nội địa, quy mô nhỏ và vừa quanh mức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp vai trò trong các thương vụ quy mô lớn từ 30 -100 triệu USD.

Điển hình cho sự xuất hiện của khối ngoại trong các thương vụ M&A là các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Trong đó, các doanh nghiệp đến từ Singapore tập trung vào việc mua lại các dự án bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh như Duxton Hotel Saigon, Empire City, Somerset Vista HCM, Kumho Asiana Plaza...

Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan lại tập trung vào các ngành bán lẻ với 2 thương vụ lớn là Central Group mua lại BigC Việt Nam (1.140 tỷ USD) và Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược vào Masan (1,1 tỷ USD). Trước đó, cuối năm 2014, TTC cũng mua lại hệ thống Metro Việt Nam. Như vậy, 2 chuỗi siêu thị lớn nhất tại Việt Nam rơi vào tay Thái Lan.

Lý do khiến các nhà bán lẻ Thái Lan tập trung mở rộng thị trường trong khu vực là việc AEC hình thành vào năm 2015, với hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Trong khi đó, ngành bán lẻ nội địa Thái Lan đã trưởng thành, có lợi thế hơn các nhà bán lẻ ngoại khác và đây là thời điểm thích hợp để họ mở rộng kinh doanh bán lẻ ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước như Việt Nam và Indonesia.

Các doanh nghiệp Nhật Bản lại ghi dấu ấn với 2 thương vụ JX Nippon Oil & Energy mua lại 10% Petrolimex và Koizumi mua lại 23% Công ty Cổ phần QH Plus. Động thái này của các doanh nghiệp Nhật Bản được cho là bước đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới khi có dự báo rằng, thị trường Nhật Bản có thể giảm mạnh 8% trong 5 năm tới.

Theo các chuyên gia phân tích, xu hướng các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam là sau một thời gian đầu tư, họ có thể thoái vốn đầu tư để hiện thực hóa lợi nhuận. Còn các công ty nước ngoài mua cổ phần lớn, thậm chí mang tính chi phối hoặc giữ vai trò lớn trong các công ty mục tiêu.

Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và tổ chức trung gian đang đóng vai trò là chất xúc tác cho các thương vụ. Điển hình, thương vụ mua lại của Domesco năm 2014, Taisho mua lại khoản đầu tư chiến lược 24% vốn Dược Hậu Giang. Các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng M&A lớn trong tương lai, như Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco...

Theo NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video