Jack Ma chọn đại lý uỷ quyền ở Việt Nam cho Alibaba

Novaon sẽ làm đại lý cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu cho nền tảng kinh doanh trực tuyến Alibaba của Jack Ma.

Ngày 5/10, Novaon - đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến và Alibaba chính thức ký kết thỏa thuận đại lý ủy quyền tại thị trường Việt Nam. Như vậy, Novaon trở thành đại lý chính thức cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu của Alibaba, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khai thác và làm chủ nền tảng kinh doanh trực tuyến này.

[caption id="attachment_73301" align="aligncenter" width="500"] Tập đoàn Alibaba của Jack Ma chính thức có đại lý uỷ quyền tại Việt Nam. Ảnh: CNBC.[/caption]

“Đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác website B2B về xuất nhập khẩu số 1 thế giới Alibaba.com”, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nói.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng của xuất khẩu trực tuyến với mức tăng trưởng cao. Đến hết tháng 9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 154 tỷ USD, tăng mạnh 19,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, theo ước tính mới chỉ có 1% doanh nghiệp xuất khẩu biết khai thác các nền tảng kinh doanh trực tuyến toàn cầu để tạo ra đơn hàng xuất khẩu. 99% doanh nghiệp xuất khẩu còn lại vẫn dựa vào các kênh xuất khẩu truyền thống hoặc khai thác các kênh kinh doanh trực tuyến ở mức độ rất cơ bản như website, email…

Nền tảng kinh doanh trực tuyến (global platform) là một khái niệm tương đối toàn diện và được ứng dụng ở mức độ cao tại các nền kinh tế năng động và phát triển; bao gồm các nền tảng kinh doanh có mức độ tương tác trực tuyến lớn ở quy mô toàn cầu. Các nền tảng kinh doanh trực tuyến hàng đầu thế giới hiện nay bao gồm Alibaba, Google, Facebook, eBay, Amazon...

Cũng trong dịp này, các bên đã khởi động chương trình “1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến tiên phong”. Chương trình sẽ tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm về xuất khẩu trực tuyến và kết nối giao thương. Đồng thời sẽ đại diện cho các doanh nghiệp đề xuất các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến tới các cơ quản quản lý, hiệp hội ban ngành. Chương trình đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch trong 3 năm từ 2017 đến 2020.

Theo Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video