IFC: VIB là đối tác có hoạt động tài trợ thương mại tốt nhất Đông Á - Thái Bình Dương

IFC đánh giá cao sự sáng tạo và linh hoạt của VIB trong việc cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại, đặc biệt là quy trình xử lý tài trợ thương mại nhanh gọn và chính xác.

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa được IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trao giải thưởng "Đối tác Ngân hàng phát hành có nghiệp vụ tài trợ thương mại tốt nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương 2017" trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP).

Theo đó, năm nay, VIB là ngân hàng duy nhất trong số các ngân hàng phát hành đối tác của IFC tại Châu Á -Thái Bình Dương được nhận giải thưởng này.

Đây là giải thưởng uy tín nhằm vinh danh các ngân hàng có hoạt động nghiệp vụ tài trợ thương mại có độ chuẩn mực và chính xác cao của khu vực trong chương trình GTFP.

 Theo IFC, giải thưởng đánh giá cao sự sáng tạo và linh hoạt của VIB trong việc cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại, đặc biệt là quy trình xử lý tài trợ thương mại nhanh gọn và chính xác. Bên cạnh đó, VIB đã kết nối giao dịch với hơn 7.500 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đại lý tại 61 quốc gia và vùng lãnh thổ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như dầu mỏ, kim loại, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, tiếp cận các thị trường tiềm năng trên toàn cầu.

Ông Anurag Mishra, Giám đốc Tài trợ Thương mại Khu vực châu Á của IFC, cho biết: "Giải thưởng được trao cho VIB là sự công nhận về những nỗ lực và thành công của VIB trong lĩnh vực nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu nói chung và chương trình GTFP của IFC nói riêng trong thời gian qua. Qua đó, không chỉ tăng cường thông thương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm tại khu vực, mà còn thể hiện rõ cam kết hỗ trợ của IFC trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam".

Chương trình GTFP giúp mở rộng và nâng cao năng lực tài trợ thương mại của các ngân hàng nội địa đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại những thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Tham gia vào mạng lưới ngân hàng của GTFP từ năm 2011, VIB được các ngân hàng đối tác trên toàn cầu biết đến, giúp mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường mới, giúp VIB có nguồn thanh khoản tốt, dồi dào. Trên cơ sở đó, VIB sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi, cạnh tranh hơn. IFC cũng tư vấn VIB phát triển mảng dịch vụ ngân hàng cho DNVVN hoạt động hiệu quả và ổn định, một trong các định hướng phát triển chính của ngân hàng trong thời gian tới.

Từ năm 2011 đến nay, VIB đã bốn lần được IFC gia tăng hạn mức tài trợ thương mại với hạn mức hiện tại lên đến 120 triệu đô la Mỹ. Tổng doanh số giải ngân cho VIB thông qua bảo lãnh của IFC trong năm 2017 đạt 260 triệu đô la Mỹ.

Trước đó, vào tháng 11/2017, IFC đã cung cấp khoản vay hợp vốn dài hạn trị giá 185 triệu đô la Mỹ cho VIB, bao gồm 100 triệu đô la Mỹ từ IFC và 85 triệu đô la Mỹ từ ba ngân hàng quốc tế, gồm Ngân hàng Cathay United, Ngân hàng Công thương Trung Quốc - Chi nhánh Hồng Kông và Ngân hàng Kiatnakin Thái Lan. Khoản vay này sẽ hỗ trợ giải quyết hai thách thức phát triển chính của Việt Nam hiện nay, gồm nhu cầu vốn chưa được đáp ứng của các DNVVN và thiếu hụt nhà ở hợp túi tiền cho các hộ gia đình.

N.Trọng

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video