Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đạt doanh thu 800 tỷ đồng, lãi sau thuế 258 tỷ đồng trong quý 1/2022

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận được cải thiện đáng kể.

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đạt doanh thu 800 tỷ đồng, lãi sau thuế 258 tỷ đồng trong quý 1/2022

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 803 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước là 266 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất với 392 tỷ đồng, chiếm 48,8% và tăng 241% so với cùng kỳ; doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ đạt 217 tỷ đồng, tăng 168%; doanh thu bán heo đạt 194 tỷ đồng, tăng 177%.

Vì doanh thu tăng mạnh hơn giá vốn hàng bán nên HAG báo lãi gộp lên tới 290 tỷ đồng, cao gấp 5,5 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 18,4% lên 36,11%.

Trong quý 1/2022, chi phí bán hàng của HAG tăng 35 tỷ đồng, do sản lượng bán trái cây và hàng hóa tăng nên chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài cũng tăng. Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm mạnh 372 tỷ đồng so với cùng kỳ vì HAG đã trích lập dự phòng liên quan đến suy giảm lợi thế thương mại của công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính quý 1 giảm 44,67% so với cùng kỳ năm 2022 còn 192 tỷ đồng do lãi thanh lý khoản đầu tư vào nhóm công ty HNG giảm, chi phí tài chính giảm 12,26% xuống còn 186 tỷ đồng.

Lỗ khác 9 tỷ đồng vì HAG đánh giá lại 1 số tài sản không hiệu quả.

Sau cùng, HAG báo lãi sau thuế quý 1/2022 đạt 258 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước báo 69 tỷ đồng. Lãi sau thuế công ty mẹ đạt 250 tỷ đồng, là quý thứ 4 liên tiếp HAG có lãi.

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đạt doanh thu 800 tỷ đồng, lãi sau thuế 258 tỷ đồng trong quý 1/2022 - Ảnh 1.

Năm 2022 đặt mục tiêu doanh thu 4.800 tỷ đồng, LNST vào mức 1.120 tỷ đồng. Như vậy, trong quý đầu năm công ty đã hoàn thành được 16,7% kế hoạch doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính đến ngày 31/3/2022, quy mô tổng tài sản của HAG đạt 18.858 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ, tổng giá trị các khoản phải thu lên tới 7.601 tỷ đồng, chiếm 40,3%.

Nợ phải trả của HAG ở mức cao khi đạt 14.061 tỷ đồng, chiếm 74,56% tổng tài sản và gấp 2,9 lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn là 1,44 lần. Tổng nợ vay là 8.751 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ.

Về chiến lược tái cấu trúc kinh doanh, Tập đoàn tập trung vào hai lĩnh vực chính là cây ăn trái và chăn nuôi heo. Diện tích cây ăn trái theo kế hoạch là 10.000 ha, trong đó cây chuối chiếm 7.000 ha (đến cuối năm 2021 HAGL đã trồng được 5.000 ha, sang năm 2022 sẽ trồng thêm 2.000 ha).

Đối với ngành chăn nuôi heo thì đến cuối năm 2021 HAGL đã xây dựng được 7 cụm chuồng trại với công suất nuôi khoảng 400.000 con heo thịt mỗi năm (mỗi cụm chuồng trại nuôi 2.400 con heo nái và mỗi con heo nái sinh ra khoảng 25 con heo thịt mỗi năm). Sang năm 2022, HAGL sẽ xây dựng thêm 9 cụm chuồng trại để nâng tổng số lên thành 16 cụm, với công suất hơn 1 triệu con heo thịt/năm.

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video