Hòa Bình vừa thông báo thắng kiện, FLC cho biết đã nộp đơn kiện ngược lại

FLC cho biết đã quyết định khởi kiện HBC trong ngày 8/3 do vi phạm về tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng, với tổng số tiền phạt và bồi thường ước tính gần 80 tỷ đồng.

Hòa Bình vừa thông báo thắng kiện, FLC cho biết đã nộp đơn kiện ngược lại

Tranh chấp giữa 2 bên liên quan thi công dự án FLC Sầm Sơn

Sau khi CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) có công bố thông tin chính thức thắng kiện CTCP Tập đoàn FLC (FLC), buộc FLC phải thanh toán số tiền nợ hơn 276 tỷ đồng thì phía FLC cũng đã có phản hồi về vụ việc này.

Theo FLC, với hàng loạt vấn đề pháp lý chưa được làm rõ trong đó có hai vấn đề liên quan đến "Thư xác nhận công nợ phải trả" cũng như không thực hiện yêu cầu triệu tập công ty kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCTC, FLC cho biết tập đoàn này không đồng tình với các phán quyết của VIAC cũng như TAND T.P Hồ Chí Minh.

Do đó, Tập đoàn đã quyết định khởi kiện HBC trong ngày 8/3, để tiếp tục làm rõ các vi phạm của HBC về tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng tại một số hạng mục của dự án FLC Sầm Sơn, với tổng số tiền phạt cũng như bồi thường ước tính gần 80 tỷ đồng. Đồng thời, ngày 9/3, FLC cũng đã có đơn kiến nghị gửi lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Hòa Bình vừa thông báo thắng kiện, FLC cho biết đã nộp đơn kiện ngược lại - Ảnh 1.

FLC cũng cho biết tranh chấp giữa FLC và HBC diễn ra nhiều năm chủ yếu liên quan đến việc hai bên chưa thống nhất được về giá trị quyết toán một số hợp đồng xây dựng tại dự án FLC Sầm Sơn.

Quan điểm của HBC cho rằng, FLC phải thanh toán nợ gốc kèm các khoản lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán cho HBC. Còn theo FLC, HBC đã vi phạm về mặt tiến độ, chất lượng thi công trong quá trình là nhà thầu tại FLC Sầm Sơn, khiến việc thi công bị tê liệt với hàng loạt sai sót nghiêm trọng như: không bố trí đủ nhân công, sử dụng các nhà thầu phụ không đủ năng lực, thi công không giám sát chặt chẽ, nhiều hạng mục sai thiết kế ....

Ví dụ, đối chiếu giữa thời hạn mà các bên thỏa thuận trong Hợp đồng 57 so với thời điểm tạm bàn giao công trình đưa vào sử dụng (có xác nhận của đơn vị tư vấn), thì hạng mục Club House chậm ít nhất 114 ngày, còn hạng mục Trung tâm Hội nghị Quốc tế chậm ít nhất 110 ngày.

Trong bối cảnh FLC Sầm Sơn là dự án du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt tiến độ, chất lượng đối với Thanh Hoá nói chung và doanh nghiệp nói riêng, FLC đã buộc phải cưỡng chế HBC ngừng thi công, đồng thời chấp nhận thuê nhà thầu thứ ba để sửa chữa các sai sót và bù đắp việc chậm trễ do HBC gây ra.

Tuy nhiên, dù gây ra hàng loạt thiệt hại tại nhiều hạng mục dự án của FLC Sầm Sơn, HBC vẫn duy trì quan điểm vô căn cứ về việc FLC phải chấp nhận thanh toán theo "con số" do HBC đưa ra mà không theo bất cứ nguyên tắc, quy định nào được ghi nhận tại hợp đồng. Nếu nhà thầu nào cũng được quyền tự ý đưa ra khối lượng, xác nhận về đơn giá và yêu cầu chủ đầu tư phải thanh toán thì nguyên tắc thượng tôn pháp luật và các thỏa thuận xác lập bằng hợp đồng sẽ là vô giá trị.

Hòa Bình vừa thông báo thắng kiện, FLC cho biết đã nộp đơn kiện ngược lại - Ảnh 2.

Khoản mục nợ quá hạn thể hiện trên báo cáo tài chính của Hòa Bình

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video