Hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020 khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm

Doanh thu Masan tăng mạnh do hợp nhất kể quả kinh doanh từ các siêu thị Vinmart và Vinmart+, tuy nhiên công ty cũng chịu lỗ lớn. Vay nợ của Masan tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, từ khoảng 30.000 tỷ đồng lên 39.300 tỷ đồng.

Hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020 khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm

Tập đoàn Masan vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020.

Theo đó, doanh thu thuần của Masan tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và lên cao nhất lịch sử, đạt 17.638 tỷ đồng. Tuy nhiên, Masan lại báo lỗ trước thuế 60 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 216 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Masan báo lỗ, kể từ quý 2/2014.

Nguyên nhân khiến Masan thua lỗ cho dù doanh thu tăng vọt là do công ty hợp nhất kết quả kinh doanh của VCM, sau khi sở hữu công ty này từ quý 4/2019. VCM là công ty đang điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+, đạt doanh thu hơn 8.700 tỷ đồng trong quý 1/2020, chiếm gần 50% tổng doanh thu Masan. Tuy nhiên, VCM lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý vừa qua.

 Hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020 khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm  - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, doanh thu của khoáng sản Masan Resources cũng giảm 10% do tác động của Covid-19 trên giá hàng hóa toàn cầu. Đồng thời, Masan Meatlife cũng tăng đầu tư để phát triển quy mô hoạt động. Trong kỳ vừa qua, doanh thu Masan MEATLife (thức ăn gia súc, thịt) chỉ tăng 6% do mảng thức ăn gia súc bị ảnh hưởng khi quy mô tổng đàn heo tại Việt Nam giảm.

Về phía Masan Consumer Holdings, doanh thu đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Đây cũng là mảng có lợi nhuận gộp tốt nhất của Masan, biên lợi nhuận gộp lên tới hơn 40%.

 Hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020 khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm  - Ảnh 2.

Tại thời điểm 31/3/2002, tổng giá trị tài sản của Masan là 105.075 tỷ đồng, tăng 8% so với hồi đầu năm. Vay nợ của Masan tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm, từ 30.000 tỷ đồng lên gần 39.300 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn khoảng 22.100 tỷ đồng (tăng 20%) còn vay dài hạn 17.100 tỷ đồng (tăng 47%).

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video