Hàng nhập khẩu "đì" giá hồ tiêu trong nước

Nguồn tin thị trường cho biết một khối lượng đáng kể hạt tiêu đen xô vụ mới từ thị trường Campuchia đang chảy mạnh vào nước ta trong vài ngày qua đã làm cho giá tiêu trong nước chững lại.

Sáng hôm nay, giá tiêu đen xô tại các vùng sản xuất trọng điểm điều chỉnh giảm đồng loạt 2.000 đồng/kg do nhu cầu mua yếu của nhà xuất khẩu lẫn nhà chế biến gia công tiêu trắng. Mức giá tiêu đen tại thị trường nội địa hiện dao động ở mức 58.000 – 60.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg từ mức đỉnh của vụ tiêu năm nay khoảng 10 ngày trước.

Thị trường tiêu nội địa thường thiếu lực mua từ nhà xuất khẩu vào những ngày đầu tháng, trong khi nguồn tin thị trường cho biết một khối lượng đáng kể hạt tiêu đen xô vụ mới từ thị trường Campuchia đang chảy mạnh vào nước ta trong vài ngày qua đã làm cho giá tiêu trong nước chững lại.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu trắng của nhà xuất khẩu giảm mạnh đã buộc nhiều cơ sở chế biến tiêu trắng tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu tạm thời đóng cửa ngừng thu mua gia công trong vòng 2 tuần đã khiến giá tiêu đen xô trong nước đảo chiều sụt giảm.

Đồng thời, lực mua của nhà đầu cơ nhỏ lẻ tại thị trường nội địa gần như cũng giảm hẳn khi giá tiêu đen xô hồi phục về mức 60.000 đồng/kg khoảng 3 tuần trước đây, vào lúc nhà nông trồng tiêu vẫn còn đang thu hoạch giai đoạn cuối.

Trong khi đó, hôm qua thứ Hai ngày 07/5, giá hạt tiêu giao ngay tại Ấn Độ giao dịch ổn định ở mức 33.500 Rupi/tạ (tương đương 5.008 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 35.500 Rupi/tạ (tương đương 5.307 USD/tấn) cho loại tiêu chọn, giảm tới 38,5% so với cùng kỳ năm trước 66.8924

Trái lại, tuy chỉ vừa tái khởi động giao dịch hạt tiêu kỳ hạn trên sàn NCDEX kể từ 20/07/2017, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ sức hấp dẫn do những định chế có phần bó hẹp phạm vi giao thương nên khối lượng giao dịch ngày càng ít dần, không bù đắp đủ chi phí hoạt động nên hạt tiêu kỳ hạn tại Ấn Độ đã không còn giao dịch kể từ ngày 20/04. Tuy chưa có thông tin gì từ sàn về việc này nhưng có thể do trải qua nhiều phiên giao dịch không có khối lượng mua/bán bất kỳ nên sàn cũng không đưa ra dữ liệu báo cáo cuối phiên.

Theo Hiệp hội những người trồng tiêu ở bang Karnataka, nay đã trở thành bang trồng tiêu lớn nhất của Ấn Độ, vụ thu hoạch tiêu năm nay cũng vừa hoàn tất với tổng sản lượng toàn Ấn Độ khoảng 55.000 tấn. Với sản lượng này chắc chắn ngành gia vị hạt tiêu Ấn Độ phải trông cậy vào hạt tiêu nhập khẩu dưới dạng gia công chế biến và tái xuất, với tổng thể nhu cầu khoảng hơn 80.000 tấn.

Theo Thống kê Thương mại của Ấn Độ, trong số 30.400 tấn tiêu các loại nhập khẩu năm 2017 chiếm khoảng 60% là hạt tiêu từ Việt Nam. Số còn lại đến từ các quốc gia láng giềng và từ các thanh viên của IPC. Trong khi đó, Ấn Độ đã xuất khẩu năm 2017 đạt 18.270 tấn tiêu các loại, đồng nghĩa với việc  bổ sung hơn 12.000 tấn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Theo báo cáo thương mại tuần qua của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC), giá tiêu đen tại Ấn Độ tăng nhẹ, trong khi tiêu đen Campuchia loại 550 Gr được chào giá 3.230 USD/tấn và tiêu đen Madagascar loại 560 Gr chào giá 3.260 USD/tấn. Tại các nguồn cung khác vẫn ổn định.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video