Hàng dỏm giăng bẫy đầy mạng

Rất nhiều mặt hàng nhái, dỏm chào bán vô tội vạ trên các trang mạng lừa đảo người tiêu dùng.

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (TMĐT) yêu cầu phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều website ngang nhiên bán hàng kém chất lượng.

Đừng tưởng rẻ!

Ông T. V. T (ở quận Bình Thạnh, TP HCM), một người chuyên mua hàng qua mạng, cho biết: “Tôi từng là nạn nhân của việc mua hàng qua mạng. Do không cưỡng lại được hình ảnh bắt mắt và giá “phải chăng” của cặp kính nhìn xuyên đêm được rao trên một trang bán hàng qua Facebook, tôi đã đặt mua với giá khuyến mãi là 349.000 đồng. Tuy nhiên, nghi ngờ chất lượng khi nhận hàng, tôi khảo giá tại một cửa hàng mắt kính quen thì sản phẩm này có giá chỉ 25.000 đồng”.

Hiện nay, nhiều website rao bán sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật nhưng thực chất là hàng dỏm, không có nguồn gốc. Theo ông T., một số sản phẩm như kẹp mũi silicon được quảng cáo là hàng Nhật, có giá 300.000 đồng nhưng khi giao hàng, thực chất chỉ là miếng nhựa giá chỉ 15.000 đồng.

hang-dom 1

hang-dom 2

hang-dom 2x

Đánh vào tâm lý ham rẻ của người dùng, nhiều sản phẩm công nghệ cũng là mặt hàng lừa đảo qua mạng. Ông N.M.Đ (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) than thở: “Tôi đặt mua chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 4 được rao chính hiệu chỉ 3,7 triệu đồng, giảm giá 40%, trên một website TMĐT. Sau vài tuần sử dụng thì độ cảm ứng không còn nhạy, loa nghe rất nhỏ và thường xuyên bị tình trạng khởi động lại. Đem máy đi kiểm tra, cửa hàng sửa chữa cho biết là hàng nhái do Đài Loan sản xuất và rất khó phục hồi do linh kiện kém chất lượng. Nơi bán cũng từ chối bảo hành với lý do lỗi người sử dụng”.

Những người rành mua hàng qua mạng cho biết hiện có rất nhiều website rao bán nhiều mặt hàng điện thoại dựng, chỉ là hàng OEM (gia công lại) nhưng được quảng cáo “chính hãng” với giá phải chăng.

Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (VECITA), khoản 4, điều 4, Thông tư quy định về quản lý website TMĐT 47/2014/TT-BCT quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.

Như vậy, trách nhiệm trước hết thuộc về người bán nhưng chủ sàn cũng phải chủ động phát hiện hàng kém chất lượng và chịu một phần trách nhiệm.

Nên mua hàng có nguồn gốc

Đại diện một trang TMĐT tại TP HCM cho biết khi có phản ánh của người dùng về chất lượng hàng hóa, lập tức nơi đây sẽ tạm ngưng các hoạt động giao dịch để rà soát, xác minh nguồn gốc và chất lượng hàng hóa của đối tác bán hàng.

“Nếu hàng hóa là giả, chúng tôi sẽ đình chỉ vô thời hạn việc kinh doanh của đơn vị đó, báo cáo, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý” - người này khẳng định.

Chủ một trang bán hàng qua mạng khác khuyến cáo: “Hiện có rất nhiều cá nhân, tổ chức lập trang bán qua mạng nhưng chỉ cung cấp số điện thoại, địa chỉ ảo, không có giấy phép kinh doanh nên người mua có phát hiện hàng giả, kém chất lượng thì không thể khiếu nại hay kiện cáo gì được. Người dùng nên chọn mua hàng tại những địa chỉ tin cậy, biết rõ nguồn gốc xuất xứ”.

Theo nhận định của các chuyên gia bảo mật, trong vòng 5 năm tới, thị trường TMĐT sẽ bùng nổ mạnh, hạ tầng internet cho TMĐT phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công. Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng VECITA, cho biết VECITA sẽ phối hợp với các đơn vị quản lý thị trường, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an... đẩy mạnh xử lý các hành vi lợi dụng TMĐT để trục lợi, lừa đảo đặc biệt đối với các nhóm hàng hóa cấm...; đồng thời tăng cường cảnh báo tới người tiêu dùng nhằm minh bạch thông tin trong hoạt động mua sắm trực tuyến, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hiện VECITA và C50 đã thống nhất xây dựng bộ Quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Theo các chuyên gia, để giải quyết tình trạng này, các cơ quan quản lý nên rà soát lại thật kỹ các trang bán hàng, xử lý ngay những website bán hàng giả, hàng dỏm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần thiết lập hệ thống cảnh báo, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dùng về những website bán hàng giả, hàng kém chất lượng; quy định các website phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như bảo đảm các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trước khi được vận chuyển đến người mua.

hang-dom 3

Theo NLĐO

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video