GTN gia tăng sở hữu tại VLC lên trên 70%, hiện thực hoá ước mơ "từ nông trại đến bàn ăn gia đình"

GTN là tập đoàn sản xuất thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên trong đó VLC là công ty con, doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó chăn nuôi bò và chế biến sữa là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất.

CTCP GTNfoods (mã chứng khoán GTN) vừa thông báo đã hoàn tất mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu VLCcủa Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán VLC). Giao dịch thành công, GTN nâng lượng sở hữu tại VLC từ 41,01 triệu cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ 65%) lên hơn 44,2 triệu cổ phiếu tương ứng 70,05% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VLC. Giao dịch thực hiện từ 15/8 đến 23/8/2017.

GTN được hình thành thông qua sự hợp nhất của các Tổng công ty nhà nước khác nhau, sản xuất kinh doanh trong lỉnh vực nông nghiệp và thực phẩm với cơ sở hạ tầng tốt, thương hiệu lâu năm, uy tín.

Công ty hiện đang tiến tới hoàn thiện chuỗi giá trị, đi từ nông trại cho đến gia đình và cuối cùng là đến bàn ăn, để đảm bảo khách hàng được đáp ứng bằng những sản phẩm tốt nhất, sạch nhất, được sản xuất tại vùng nguyên liệu của Công ty dưới những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất.

Việc đầu tư vào VLC của GTN bắt đầu từ giai đoạn nhà nước quyết định thoái vốn tại VLC trong năm 2016. Đầu năm 2017, GTN báo cáo đã hoàn tất mua vào 36,18 triệu cổ phiếu VLC, nâng tỷ lệ sở hữu tại VLC lên 65%. Việc thâu tóm này đã được ĐHCĐ thường niên năm 2016 của VLC thông qua.

GTN cho rằng, VLC là doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, trong đó chăn nuôi bò và chế biến sữa là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất – phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Gần đây, VLC vừa công bố báo cáo tài chính Quý 2, theo đó doanh thu đạt 1.384 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 115 tỷ đồng.

Với việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 70,05% lần này, GTN đang từng bước thực hiện hoàn thiện chuỗi giá trị đi từ nông trại cho đến gia đình và cuối cùng là đến bàn ăn. Bên cạnh đó, đây cũng là bước thực hiện hướng tới kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất sữa sạch.

Theo VLC cho biết năm 2017 này là năm công ty tái cơ cấu theo mô hình mới theo định hướng chiến lược của Công ty mẹ GTN. Đối với hoạt động chăn nuôi lợn, sẽ tập trung thực hiện đề án phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2017 – 2021, nâng cao chất lượng, cơ cấu đàn giống, đa dạng sản xuất hướng tới hình thành chuỗi sản xuất khép kín.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La tổ chức vào 2 ngày 16,17/7 vừa qua tại huyện Mộc Châu, đại diện GTN cho biết hiện công ty đã đầu tư tại Mộc Châu-Sơn La với tổng giá trị tài sản các đơn vị sản xuất hơn 1.500 tỉ đồng, đồng thời, Tập đoàn tiếp tục cam kết đầu tư thông qua đơn vị thành viên là Vinatea với tổng giá trị 300 tỉ đồng và Mocchaumilk 510 tỷ đồng.

CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mocchaumilk) – đơn vị sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu là công ty con của VLC - đây là doanh nghiệp hiệu quả nhất trong số các đơn vị thành viên của VLC.

Tập đoàn GTN hiện đang hướng tới kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất sữa sạch (hướng tới sữa organic) tới năm 2020, xây dựng đàn bò sữa đạt 35.000 con; đến 2030 đạt 60.000 - 70.000 con, trong đó xây dựng thêm các trung tâm giống kết hợp với du lịch trang trại chăn nuôi bò sữa.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video