GIL: Lãi sau thuế quý 1/2021 tăng 66% cùng kỳ năm trước, đề xuất đầu tư Khu công nghiệp 730ha tại Quảng Ngãi

Định hướng của GIL trong năm 2021 và các năm tiếp theo sẽ đầu tư nhà máy cung cấp nguyên phụ liệu để chủ động hơn nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất kinh doanh như nhựa pp channel, vải không dệt…phát triển ngành bất động sản khu công nghiệp và xây dựng chuỗi khách sạn đi kèm phục vụ các khu công nghiệp trong nước.

GIL: Lãi sau thuế quý 1/2021 tăng 66% cùng kỳ năm trước, đề xuất đầu tư Khu công nghiệp 730ha tại Quảng Ngãi

CTCP SXKD XNK Bình Thạnh (Gilimex – mã GIL) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021. Theo đó, doanh thu bán hàng quý này của GIL đạt 864 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện, đạt 19,4% so với cùng kỳ 2020 chỉ đạt 16%.

Doanh thu tài chính trong kỳ đạt 14,4 tỷ đồng, tăng gần 16% cùng kỳ năm trước trong khi chi phí tài chính đạt 10 tỷ đồng, giảm gần 48%.

Chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng đáng kể song lợi nhuận trước thuế của GIL quý 1/2020 vẫn đạt 91,6 tỷ đồng, tăng 69% cùng kỳ 2020.

GIL: Lãi sau thuế quý 1/2021 tăng 66% cùng kỳ năm trước, đề xuất đầu tư Khu công nghiệp 730ha tại Quảng Ngãi - Ảnh 1.

KQKD của GIL

Lợi nhuận sau thuế quý này đạt 71,1 tỷ đồng, tăng 66% cùng kỳ 2020. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt gần 71 tỷ đồng, tăng 66% cùng kỳ 2020. Năm 2021 GIL đặt kế hoạch doanh thu 3000 tỷ đồng và LNST 180 tỷ đồng.

EPS quý 1/2021 của GIL đạt 2.054 đồng. Năm ngoái, EPS của GIL trong năm 2020 đạt 10.388 đồng.

Tại thời điểm 31/3/2021, tổng tài sản của GIL đạt hơn 2.760 tỷ đồng, công ty có hơn 600 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, giảm 76 tỷ đồng so với đầu năm.

GIL hoạt động chính trong ngành may mặc và hàng gia dụng sử sụng vải và vải kết hợp với kim loại, vải kết hợp với nhựa.

Doanh số xuất khẩu trực tiếp của GIL từ mức 2 triệu USD những ngày đầu thành lập đã tăng lên 150 triệu USD trong năm 2020, thị trường xuất khẩu chính là Châu ÂU và Mỹ.

GIL: Lãi sau thuế quý 1/2021 tăng 66% cùng kỳ năm trước, đề xuất đầu tư Khu công nghiệp 730ha tại Quảng Ngãi - Ảnh 2.

Định hướng của GIL trong năm 2021 và các năm tiếp theo sẽ đầu tư nhà máy cung cấp nguyên phụ liệu để chủ động hơn nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất kinh doanh như nhựa pp channel, vải không dệt…phát triển ngành bất động sản khu công nghiệp và xây dựng chuỗi khách sạn đi kèm phục vụ các khu công nghiệp trong nước.

GIL dự kiến sẽ triển khai dự án khu công nghiệp Phú Bài 4 theo tiêu chuẩn Singapore với vốn góp là 255 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Quy mô dự án ở mức 420 ha giai đoạn 1 và thêm 87 ha ở giai đoạn 2 Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến ở mức 3 000 tỷ đồng.

GIL cũng đề xuất đầu tư dự án Khu công nghiệp Gilimex Quảng Ngãi trên diện tích 730 ha nằm dọc bên phải trục Bắc Nam phía Đông (nối cảng Dung Quất 1 và Dung Quất 2); phía Nam tiếp giáp với Khu công nghiệp Dung Quất 2 và phía Đông giáp với Khu đô thị Vạn Tường.

Khu công nghiệp Gilimex Quảng Ngãi dự kiến thu hút phát triển công nghiệp nhẹ, sạch, xanh, thân thiện với môi trường, các ngành áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao như điện tử tin học, chế tạo thiết bị phụ tùng cho các sản phẩm thuộc ngành thông tin viễn thông; kho vận chuyển, logistics.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tags: gil gilimex

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video