Giá vàng trong nước rớt mạnh, người "ôm" vàng lỗ nặng

Mở cửa sáng nay (28/6), giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh. Theo đó, giá bán vàng SJC tuột mốc 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn một số nơi xuống dưới 56 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng SJC lúc 9h00 được niêm yết ở mức 66,45-66,95 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 50 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Giá vàng 24k (9999) giảm 150 nghìn đồng/lượng xuống còn 55,3-56,45 triệu đồng/lượng.

Tại DOJI, giá vàng nhẫn tròn trơn 24k giảm sâu xuống còn 54,55-55,85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC ở mức 66,35-66,95 triệu đồng/lượng.

Tương tự, Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng giảm khoảng 100 nghìn đồng/lượng đối với vàng SJC so với hôm qua, hiện niêm yết còn 66,35-66,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng nữ trang 9999 tại đây cũng điều chỉnh xuống 55,2-55,9 triệu đồng/lượng.

Trước đó, giá vàng nhẫn 24k lập đỉnh 57,6 triệu đồng/lượng (giá bán) vào hồi giữa tháng 5. Như vậy, với những nhà đầu tư mua vào thời điểm giữa tháng 5 và hiện tại bán ra sẽ bị lỗ tới 2,5-3 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng trong nước biến động theo đà lao dốc của giá vàng thế giới thời gian gần đây. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện chỉ còn 1.914 USD/ounce, giảm thêm 15 USD/ounce so với hôm qua. Kim loại quý này đang đối mặt với nguy cơ tuột mốc 1.900 USD/ounce khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và NHTW Châu Âu (ECB) vẫn đang tăng cường cuộc chiến với lạm phát, nhiều khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7 tới.

Các dữ liệu vĩ mô mới nhất đang hỗ trợ Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Conference Board đã tăng lên 109,7 điểm vào tháng 6 - mức tốt nhất kể từ tháng 1 năm 2022. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế có thể không quá gần như những lo sợ trước đó, từ đó hỗ trợ FED có thêm một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Các dữ liệu khác cũng tích cực bao gồm chỉ số hàng tiêu dùng lâu bền tăng nhiều hơn dự kiến và doanh số bán nhà mới tăng vọt trong tháng Năm.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video