Giá vàng tiếp tục neo ở mức cao, dự báo sẽ còn tăng trong tuần tới

Giá vàng trong nước đã tăng gần 1 triệu đồng/lượng trong tuần này. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng khoảng 9% kể từ đầu tuần, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2008.

Giá vàng tiếp tục neo ở mức cao, dự báo sẽ còn tăng trong tuần tới

Mở cửa sáng nay (28/3), giá vàng trong nước tiếp tục neo cao quanh mốc 48 triệu đồng/lượng. 

Vàng bạc đá quý Phú Nhuận không thay đổi so với hôm qua, giữ giá vàng SJC ở mức 46,8-47,95 triệu đồng/lượng. Các loại vàng của thương hiệu DOJI hiện phổ biến với giá 47,0-47,9 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, Vàng bạc đá quý Sài Gòn lại điều chỉnh giảm gần 200 nghìn đồng/lượng so với chiều hôm qua, hiện niêm yết 46,95-47,80 triệu đồng/lượng. 

Như vậy, trong tuần này, giá vàng trong nước đã bật tăng khoảng 800 nghìn - 1 triệu đồng/lượng. 

Trên thế giới, giá vàng đang có xu hướng đi ngang nhiều hơn, hiện giá vàng giao ngay ở mức 1.628 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 ở mức 1.625 USD/ounce, giảm 10 USD/ounce trong ngày. Mặc dù đã hạ nhiệt so với phiên trước, giá vàng đã tăng khoảng 9% từ đầu tuần đến nay, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2008. 

Quy đổi theo tỷ giá bán tại Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương với 47,3 triệu đồng/lượng, rẻ hơn vàng trong nước khoảng 600-700 nghìn đồng/lượng. 

Cuộc khảo sát về xu hướng giá vàng của Kitco cho thấy, 71% chuyên gia trên Wall Street dự đoán giá vàng tăng, 7% dự báo giảm và 21% giữ vị trí trung lập. Trên Main Street, 71% người tham gia khảo sát kỳ vọng giá vàng tăng, 15% kỳ vọng giảm và 13% trung lập. 

Vàng được kỳ vọng tăng trở lại khi đồng đô la yếu đi rõ rệt, từ sau tuyên bố về chương trình nới lỏng định lượng của Fed. Chính phủ Mỹ cũng thông qua gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có với 2.000 tỷ USD. Chỉ số US Dollar Index từ trên vùng 100 điểm lao dốc một mạch, hiện chỉ đứng ở mức 98,31 điểm. 

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video