Gemadept (GMD): Gemalink sẽ khai thác ít nhất 80% công suất trong năm 2021, giai đoạn 2 dự nâng tải trọng tàu lên 250.000DWT

Phía doanh nghiệp cũng mong muốn cảng Gemalink giai đoạn 2 đươc mở rộng với cầu tàu dài hơn, nâng trọng tải tàu cập bến nhiều hơn nữa để có thể đón các con tàu lớn nhất thế giới trong tương lai gần - lên đến 250.000DWT. Song song, luồng sông Thị Vải dự được nạo vét sâu, đảm bảo tối thiểu -16m.

Gemadept (GMD): Gemalink sẽ khai thác ít nhất 80% công suất trong năm 2021, giai đoạn 2 dự nâng tải trọng tàu lên 250.000DWT

Thông tin từ Gemadept (GMD) cho biết, cảng Gemalink đã đón con tàu đầu tiên vào tháng 1/2021, dự kiến chính thức khai trương cảng vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay. Sau đó, cảng sẽ khai thác hết công suất 1,5 triệu teus từ 2022. Được biết, giai đoạn 2 của cảng sẽ được triển khai ngay trong năm 2021.

Về Gemalink, đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Việc này sẽ không những góp phần làm giảm chi phí logistics quốc gia, năng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt mà còn nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của Việt nam trong kinh tế biển toàn cầu.

Theo GMD, tổng mức đầu tư cảng vào khoảng 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD). Cùng với các cảng khác tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, Gemalink kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Bà rịa –Vũng tàu của Việt nam vào danh sách các cụm cảng lớn trên thế giới.

Phía doanh nghiệp cũng mong muốn cảng Gemalink giai đoạn 2 đươc mở rộng với cầu tàu dài hơn, nâng trọng tải tàu cập bến nhiều hơn nữa để có thể đón các con tàu lớn nhất thế giới trong tương lai gần - lên đến 250.000DWT. Song song, luồng sông Thị Vải dự được nạo vét sâu, đảm bảo tối thiểu -16m. 

GMD cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ hạ tầng kết nối giao thông đến cụm cảng nước sâu, kết nối đường bộ với hệ thống đường cao tốc, cầu Phước An; mong muốn có sớm có đường sắt kết nối khu Cảng vào đường sắt quốc gia, nối với mạng Lào, Campuchia, Thái Lan.

Tính đến hiện tại, Gemalink có lợi thế về vị trí đắc địa là nằm gần luồng hàng hải quốc tế, ngay cửa sông Thị Vải – Cái Mép với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu; tổng chiều dài cầu bến là 1.500m, có thể tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ và 2 tàu feeder ra vào làm hàng; đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối các nước khu vực Châu Á như Philippines, Thái Lan, Campuchia và trong nước như Hải Phòng, Đà nẵng, Qui Nhơn cũng như khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long.

Gemalink được trang bị các thiết bị và công nghệ đồng bộ hiện đại với năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất thế giới lên đến 200.000 DWT, tương đương 23.000 teus. Năng lực xếp dỡ của Cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu teus/năm và toàn dự án là 2,4 triệu teus/năm.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video