FPT Retail đạt 290 tỷ đồng LNST, tăng trưởng 40% so với năm 2016

Doanh thu năm 2017 của FPT Retail đạt gần 13.200 tỷ đồng, tăng trưởng 21%.

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – FRT) đơn vị chủ quản của hệ thống FPT Shop vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2017. Trong quý 4, công ty đạt đạt 3.949 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp qua đó tăng 49% lên 568 tỷ đồng. Để đạt được mức tăng trưởng trên thì chi phí bán hàng của công ty cũng tăng gấp rưỡi, từ 226 tỷ lên 342 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, FPT Retail đạt 144 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2017, FPT Retail đạt gần 13.200 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 36% lên 1.917 tỷ đồng tương ứng với biên lợi nhuận gộp đạt 14,5%.

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 363 tỷ và 290 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2016.

Trong tháng 12/2017, Tập đoàn FPT đã bán bớt và giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail xuống 47% qua đó không còn là công ty mẹ của FPT Retail. Theo kế hoạch, FPT Retail sẽ tiến hành niêm yết trên sàn HoSE trước 30/4/2018.

Bên cạnh FPT, FPT Retail hiện còn 2 nhóm cổ đông lớn khác là Dragon Capital (20%) và VinaCapital (11,72%). Trên thị trường OTC, cổ phiếu FPT Retail hiện dao động quanh mức 140.000 đồng, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt 5.600 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Video