Founder Wefit nói gì về việc phòng tập tố nợ 100 triệu, đòi dừng liên kết?

Ngày hôm qua, trên mạng xã hội của Spring Salsa, phòng tập dạy nhảy đã đăng dòng trạng thái thông báo dừng liên kết với Wefit, nền tảng công nghệ cho phép người dùng có thể trải nghiệm luyện tập tại hàng trăm phòng tập khác nhau trong hệ thống đối tác của Wefit tại Hà Nội và TP.HCM.

Founder Wefit nói gì về việc phòng tập tố nợ 100 triệu, đòi dừng liên kết?

Spring Salsa cho rằng việc dừng liên kết là do Wefit đã chậm thanh toán dẫn đến công nợ lên đến 100 triệu đồng. Dòng trạng thái viết: "Trong một năm hợp tác cùng nhau Wefit hầu như luôn thanh toán chi phí sai hẹn, luôn chậm và gần đây là xin nợ lùi tới 2 tháng. Theo hợp đồng là 10 ngày làm việc của tháng sau sẽ thanh toán tiền của tháng trước tuy nhiên tháng 11 kết thúc họ trả nợ xong tiền của tháng 9, đến ngày 2/12 Wefit còn nợ tiền tháng 10 và 11, con số nợ lên đến hơn 100 triệu".

Chúng tôi đã liên hệ với Nguyễn Khôi, founder kiêm CEO của Wefit. Khôi cho biết đã có sự hiểu lầm giữa hai bên và sau thông tin được đăng tải trên Facebook hôm qua Wefit đã liên lạc với Spring Salsa để thanh toán nợ và bài viết đã được gỡ khỏi Facebook. 

CEO của Wefit cho biết "startup cũng có một chút khó khăn về dòng tiền cuối năm, lấy thu này bù chi kia và vừa phải đầu tư thêm, cộng thêm mùa đông là mùa thấp điểm của fitness nên có nợ nhưng không phải là tất cả các đối tác, một số đối tác này sẽ trả chậm hơn đối tác khác". Khôi cho biết công ty từ nay đến cuối năm sẽ chốt vòng gọi vốn mới và do đó sẽ có thêm kinh phí, tháng 3/2020 Wefit sẽ đẩy mạnh một sản phẩm nữa mới ra và khi đó sẽ có nhiều thay đổi. Hiện tại Wefit đang đẩy mạnh sản phẩm về làm đẹp nên cần thêm tiền đầu tư.

Nguyễn Khôi, xuất thân từ chuyên toán Tin, năm 17 tuổi đu học ngành Kỹ sư máy tính tại viện Công nghệ Illinois (Illinois Institue of Technology, Hoa Kỳ) , sau nhiều lần startup, Khôi quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực sức khoẻ và thành lập Wefit. Đây là nền tảng đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ, được coi là "Uber trong lĩnh vực phòng tập". Khôi nhận thấy rằng ở thị trường Việt Nam thói quen tập luyện của người Việt vẫn rất thấp so với khu vực và các nước phương tây. Tuy nhiên thị trường này sẽ phát triển rất nhanh cùng với đà phát triển kinh tế của Việt Nam và thu nhập của người dân khi mọi người sẽ chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. 

Năm đầu tiên ra đời, Wefit đạt mức tăng trương 40%/tháng. Nguyễn Khôi đã trở thành đại diện trong top 30 Under30 của Forbes Việt Nam. Tháng 1/2019, Wefit gọi vốn thành công 1 triệu USD vòng Serie A từ quỹ đầu tư lớn là CyberAgent của Shark Dzung Nguyen và KBInvest cùng một số nhà đầu tư thiên thần khác. Năm 2017, WeFit cũng từng nhận vốn đầu tư từ ESP Capital và VIISA. 

Khôi chia sẻ, ở thời điểm hiện tại đã có hơn 700 đối tác liên kết hệ thống với Wefit, hiện có 250.000 người sử dụng ứng dụng, số lượng hội viên tham gia khoảng 15.000 người. Bên cạnh nền tảng Wefit, Khôi còn triển khai Wejoy, trong đó ứng dụng Wejoy liên kết hơn 100 dịch vụ tại hơn 500 spa, salon ở Hà Nội và Tp.HCM, cung cấp dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ.

Theo thống kê của Mintel và Statisca, thị trường fitness và beauty truyền thống ở Việt Nam ước tính khoảng hơn 2,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 25-30%/năm. Đây là mảnh đất tiềm năng để những startup như WeFit phát triển, đặc biệt trong bối cảnh chỉ có 15,3% dân số Việt Nam tập thể dục nhiều hơn 30 phút một ngày, và 0.46% dân số từng tham gia hội viên của một câu lạc bộ thể thao.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video