FECON: Trúng thầu thêm nhiều dự án, sắp chạm mục tiêu doanh số năm 2019

Theo thông tin mới nhất từ Công ty cổ phần FECON, công ty này vừa ký được một loạt hợp đồng mới với giá trị khoảng gần 500 tỷ đồng, nâng tổng giá trị hợp đồng đã ký trong năm 2019 lên 3.800 tỷ đồng.
.
FECON đang đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài với kỳ vọng lợi nhuận ròng đạt từ 15% - 20% mỗi dự án

Trong số các dự án mới mà FECON vừa trúng thầu vào tháng 11/2019 có 2 dự án FECON tham gia với tư cách nhà thầu chính. Đó là dự án Khu đô thị Hoa Sen Đại Phước (Đồng Nai), gói thầu đầu tiên là gói thầu hạ tầng khu đô thị ký với Tập đoàn CFLD, một trong những tập đoàn nước ngoài rất mạnh về phát triển bất động sản và tham gia với tư cách nhà thầu chính Dự án cảng Vĩnh Tân – thuộc tập đoàn Hòa Phát.

Chỉ riêng 2 gói thầu này đã mang về cho FECON trên 300 tỷ đồng doanh số.

Đại diện FECON cho biết, với tầm nhìn trở thành Tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Viêt Nam vào năm 2025, để nâng cao vị thế tại mỗi dự án nói riêng và trên thị trường xây dựng nói chung, FECON sẽ tập trung vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, các dự án xây dựng dân dụng và công nghệp có vốn đầu tư nước ngoài với vai trò Nhà thầu chính hoặc Tổng thầu.

Một số dự án khác như Vinhomes Smart City Tây Mỗ, nhà máy kính PV FLAT (Hải Phòng), Dự án Khu đô thị Gateway (Phú Quốc),  trường liên cấp Edison, Tháp Vplaza (Q.7, TP. HCM), Dự án đường sắt tại Manila (Phillipines), Dự án Cầu Bago (Myanmar)… cũng dự kiến mang về cho FECON trên 200 tỷ đồng doanh số.

Đến thời điểm hiện tại, giá trị ký hợp đồng của FECON trong năm 2019 là khoảng 3.800 tỷ đồng. Doanh nghiệp này vẫn đang hướng tới mục tiêu tổng số hợp đồng ký kết cả năm đạt 4.200 tỷ, tăng trưởng 10% so với năm 2018, đồng thời đảm bảo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 15% so với kết quả kinh doanh 2018.

Trong bối cảnh ngành xây dựng trong nước khó khăn như hiện nay, FECON đang đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài giúp cải thiện biên lợi nhuận. Các dự án mới tại Myanmar và Philipines mà doanh nghiệp này đang thực hiện dự kiến cho lợi nhuận ròng từ 15% - 20%, cao hơn so với các dự án tại Việt Nam, đồng thời cho biết 6 tháng đầu năm tới sẽ là khoảng thời gian rất bận rộn của thị trường xây dựng Myanmar và Philipines với nhiều dự án hạ tầng vốn ODA Nhật Bản được triển khai.

Bên cạnh những gói thầu đã trúng thuộc các dự án lớn như cầu Bago, cảng Swittee tại Myanmar, đường sắt Bắc Nam Manila tại Philipines, FECON đang theo đuổi một loạt dự án cầu đường bộ, cảng và đường sắt, đa phần trong số đó là các dự án vốn ODA Nhật Bản tại 2 quốc gia này. FECON kỳ vọng sẽ ký được tối thiểu 25 triệu USD doanh số từ các dự án tại Myanmar và 15 triệu USD từ các dự án Philipines trong năm 2020.

Theo báo cáo tài chính quý III/2019, lợi nhuận sau thuế của FECON ước tính đạt 150,98 tỷ, tăng trưởng 22,55% so cùng kỳ 2018 (123,2 tỷ đồng).

Bên cạnh hoạt động chính là thi công xây dựng, nhằm phát huy lợi thế về năng lực triển khai và mạng lưới đối tác nước ngoài của mình, công ty FECON cũng đang đẩy mạnh hoạt động phát triển các dự án đầu tư Hạ tầng, với 3 dự án điện gió, 3 dự án khu công nghiệp và 3 dự án hạ tầng đô thị ven đô. Các dự án này hứa hẹn sẽ tạo giá trị lớn và bền vững cho doanh nghiệp trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Theo ĐTCK

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video