FE Credit tổng giải ngân 15.500 tỷ đồng, 800 tỷ lãi trước thuế trong quý 1/2021

FE CREDIT vừa công bố tình hình kinh doanh quý 1/2021 với tín hiệu tương đối khả quan. Dĩ nhiên trong bối cảnh toàn nền kinh tế chịu áp lực sau đại dịch Covid-19, chỉ số kinh doanh có điều chỉnh so với cùng kỳ năm ngoái; song, so với quý gần nhất (quý 4/2020), những nỗ lực từ Công ty đã mang về những kết quả nhất định.

FE Credit tổng giải ngân 15.500 tỷ đồng, 800 tỷ lãi trước thuế trong quý 1/2021

Ghi nhận, chỉ số thu nhập lãi cận biên (NIM) đạt 26,9%, tăng so với con số 26% tại quý liền trước. Tổng giải ngân trong kỳ đạt 15.500 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân đang tăng trở lại, đây cũng là động lực tăng trưởng của FE CREDIT trong năm 2021.

Dù chịu tác động Covid-19 do gia hạn cũng như giãn nợ cho khách hàng, song khoản phải thu ròng cuối cùng (ENR) Công ty vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, nhờ kiểm soát tốt chi phí thông qua việc đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tiên tiến đã giúp công ty tiết giảm chi phí hoạt động ở mức 1.079 tỷ đồng, giảm 24,8%.

Bên cạnh đó, bằng những biện pháp quản trị rủi ro, tỷ lệ nợ xấu quý đầu năm của công ty vẫn trong tầm kiểm soát của ban lãnh đạo. Dù rằng, bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời Thông tư 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực thì những khách hàng được giãn nợ theo chính sách cũng sẽ điều chỉnh về nhóm nợ theo thực tế.

"Trong năm 2021, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng trong việc phê duyệt tín dụng, lựa chọn khách hàng cũng như công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp tín dụng dù cho nhu cầu khách hàng đang tăng cao. Đồng thời, FE CREDIT cũng sẽ thường xuyên đánh giá, xem xét lại danh mục tín dụng cùng phân khúc khách hàng để tìm kiếm được khách hàng tốt nhất, giảm thiểu rủi ro", đại diện Công ty bảy tỏ.

Nhận định tình hình kinh doanh cho năm 2021, theo FE CREDIT, mặc dù Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 tốt, kinh tế ghi nhận sự phục hồi song tác động đến ngành tài chính ngân hàng vẫn còn lớn. Khi mà, hiện có hơn hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể khiến thu nhập của người lao động chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Thu nhập của người dân sụt giảm đồng nghĩa nhu cầu vay và khả năng trả nợ của người vay giảm, từ đó tác động không nhỏ đến ngành tài chính tiêu dùng. Do vậy, với những bước đi thận trọng, định hướng của FE CREDIT trong 2021 là bảo toàn danh mục và kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại từ quý 3/2021.

FE Credit tổng giải ngân 15.500 tỷ đồng, 800 tỷ lãi trước thuế trong quý 1/2021 - Ảnh 1.

Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng trở lại, công ty đã và đang đầu tư mạnh vào công nghệ mang tính đột phá, xây dựng các nền tảng tài chính kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhằm mở rộng tập khách hàng đại chúng. Đồng thời, FE CREDIT cũng đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ sinh thái tài chính dựa trên hành vi tín dụng của khách hàng, đảm bảo tất cả khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm tài chính.

Về FE CREDIT, là một trong những đơn vị tiên phong trên ngành tài chính tiêu dùng từ năm 2010, 2020 cũng là năm đánh dấu doanh nghiệp tròn 10 năm tuổi. Nhìn lại chặng đường qua, FE CREDIT luôn giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần tài chính tiêu dung Việt Nam với 22.000 điểm giới thiệu dịch vụ hiện diện trên khắp cả nước, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng thông qua bộ máy gần 20.000 cán bộ nhân viên.

Dù vậy, trong lần trò chuyện mới nhất, CEO Kalidas Ghose khẳng định 10 năm qua FE CREDIT chỉ mới thực hiện một phần nghĩa vụ. Ông Kalidas Ghose kỳ vọng, trong vòng 5 năm tới, sẽ có thêm 7-8 triệu khách hàng được cung cấp các khoản vay lãi suất hợp lý và trải nghiệm thuận tiện, an toàn, thông qua những nền tảng công nghệ hiện đại.

A.D

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video