Đường tuột dốc của CII

Là một trong những doanh nghiệp hạ tầng lớn ở TP. HCM, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) đang khiến nhiều nhà đầu tư trên thị trường e ngại hướng đi của doanh nghiệp này với cung cách đường càng dài càng hẹp lối thông tin.

Diễn biến giá cổ phiếu CII trên sàn HoSE thời gian qua dường như đã cho thấy tâm lý e ngại của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp này.
[caption id="attachment_76350" align="aligncenter" width="600"] Diễn biến giá cổ phiếu CII từ tháng 5 đến tháng 11/2017.[/caption]

Giảm ngược thị trường

Trong văn bản giải trình giá cổ phiếu CII không tăng kịp VN-Index mới đây, lãnh đạo CII cho rằng một trong những nguyên do là nhà đầu tư chưa đặt niềm tin vào kế hoạch lợi nhuận năm 2018 của doanh nghiệp. Trên thực tế, CII đã có một giai đoạn tăng giá trước đường “chạy” của VN-Index. Tuy nhiên, trong những tháng gần khi thị trường chứng khoán thăng hoa với sự tăng giá của hàng loạt mã cổ phiếu, CII lại đang có xu hướng đi ngược thị trường.

Cụ thể năm 2017, CII cho rằng VN-Index đã tăng 40% và cổ phiếu CII chỉ tăng hơn 14%. Đây là một mức tăng “nghịch lý” và chưa phản ánh hết tiềm năng của doanh nghiệp này.

Một thống kê từ Tổng giám đốc JLL Styphen Wyatt khi so sánh thị trường chứng khoán Việt Nam với các kênh còn lại cho thấy thực tế 9 tháng qua, VN-Index đã tăng tới 49%. Trong khi đó, giá cổ phiếu CII đã giảm 18,83% trong 6 tháng qua và thanh khoản giảm mạnh với hàng loạt nhà đầu tư bán ra. Trong đó, đáng chú ý trong thời gian ngắn, Ayala đã bán ra 17,57 triệu cổ phiếu CII mà theo CII, do thay đổi chuẩn mực kế toán mới của Philippines. Goldman Sachs cũng công bố bán 7,87 triệu cổ phiếu CII. Cayman cũng đăng ký bán 4,92 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm 1% tỷ lệ sợ hữu tại CII.

Lãnh đạo CII cũng thông báo họ đã làm việc với các tập đoàn nước ngoài về tình trạng bán ra này. Tuy nhiên với các nhà đầu tư nhỏ, thông tin quỹ ngoại tấp nập mua cổ phiếu CII chưa đủ để làm họ yên lòng. Lãnh đạo 1 quỹ đầu tư cho rằng việc khối ngoại bán hoặc mua ròng CII trong ngắn hạn không thể hiện vị thế hay niềm tin dài hạn của tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp. “Nếu xem xét ở góc độ phân tích kỹ thuật, sau một giai đoạn dài giảm giá và tích lũy, CII đang đi vào ngưỡng kháng cự có thể vượt qua giai đoạn tiêu cực và bật lên. Với thanh khoản cải thiện hơn, nhà đầu tư ngoại sẽ không bỏ lỡ cơ hội mua nhanh quanh ngưỡng kháng cự”, ông Styphen Wyatt nói.

Vì sao mất niềm tin?

Giới đầu tư trên thị trường chia sẻ: CII đã từng có dấu hiệu “sa đà” vào giao dịch đầu tư tài chính - mua bán cổ phiếu trên thị trường. Cụ thể nhất là động thái mua bán cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên mà CII, khác hẳn với nhiều doanh nghiệp niêm yết khác, được các nhà đầu tư “soi’ tận tình các giao dịch mua bán cổ phiếu của ông Lê Quốc Bình-Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CII. Ông Bình hiện chỉ nắm giữ 0,18% cổ phiếu CII tính đến 11/8/2017. Tuy nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên mà ông Bình đã lựa chọn giải pháp xuất hiện trên báo chí, đưa ra cam kết “từ nay sẽ không mua, bán cổ phiếu CII nữa”. Bởi trước đó, ông Bình đã bán tới 80% cổ phần CII trong tháng 5/2017 với số lượng 2,2 triệu cổ phiếu để trả nợ ngân hàng, mua cổ phiếu CEE của Công ty CII E&C, góp vốn công ty Tân Tam Mã và mua nhà Thủ Thiêm.

Giới chuyên môn cho rằng cổ phiếu CII bị ‘đạp xuống” do chính lãnh đạo Cty không thể hiện được niềm tin vào doanh nghiệp. Chưa kể, việc ông Bình đầu tư vào Cty vừa mới lên sàn, cùng với những kết quả kinh doanh kém tích cực của CII, khiến thị trường không khỏi đồn đoán ông đang “hô biến” các tài sản đầu tư cổ phần thành các đơn vị thành viên và cấu trúc dòng tiền một cách gây… bối rối.

18,83% là mức giảm giá cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng qua.

Hiện tượng CII khiến người ta nhớ lại trường hợp của một số doanh nghiệp quy mô lớn nhưng “vỏ rỗng”, dòng tiền ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ các kỳ báo cáo tài chính thường được hạch toán “qua lại” nhờ vào quan hệ Cty mẹ và Cty con, song tiền tươi thóc thật thì khó thấy.

Tuy rằng giới tài chính không chỉ ra những cơ sở cụ thể của các dấu hiệu “phù phép” và đưa giá cổ phiếu “điều tiết có mục đích”, song thị trường vẫn không khỏi cảm nhận thiếu tích cực đối với những biến động không theo quy luật chung trên thị trường của nhà đầu tư - cổ đông kiêm điều hành doanh nghiệp. Niềm tin với CII, nếu không có những con số cụ thể bằng các số liệu kinh doanh triển vọng, sẽ cần không ít thời gian mới có thể phục hồi.

“Lỗ trong… kế hoạch”

Báo cáo tài chính quý 3/2017 của CII gây bất ngờ cho giới đầu tư khi công bố khoản lỗ 66 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ của CII là do doanh nghiệp này đã mất đi khoản thu nhập tài chính bất thường ghi nhận trong năm trước. Trong quý này, CII chỉ còn ghi nhận khoản doanh thu tài chính 101 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 829 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm trước.

CII cho biết trong kỳ này doanh nghiệp đã không còn ghi nhận các khoản thu nhập bất thường từ việc chuyển nhượng cổ phần cũng như từ đánh giá lại tài sản. Có nghĩa là hoạt động cốt lõi của CII đã không mang lại những khoản lợi nhuận đột biến so với đầu tư tài chính mà CII từng thực hiện.

CII cũng cho biết khoản lỗ trong quý 3 nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp nhằm mục đích không tạo ra sự biến động lợi nhuận quá lớn giữa năm 2016 và năm 2018 so với năm 2017. Lũy kế 9 tháng đầu năm, CII ghi nhận khoản doanh thu thuần đạt 1.416 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.510 tỷ đồng, tăng lần lượt 69% và 97% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nợ vay tài chính ngắn và dài hạn của CII lần lượt là 1.860 tỷ và 7.426 tỷ đồng, tăng mạnh 215% và 149% so đầu năm.

Trong năm nay, bên cạnh việc CII liên tục huy động vốn, nợ vay tăng mạnh một phần đến từ khoản nợ của Cty con vừa được hợp nhất là CII B&R - trước đây là Cty Cơ khí Lữ Gia (LGC). CII cũng đang có khoản đầu tư lớn vào Cty Năm Bảy Bảy với tỷ lệ sở hữu cổ phần đạt hơn 30%. Theo kế hoạch, CII sẽ thực thi thành công thương vụ thâu tóm Năm Bảy Bảy và có nhiều cơ sở ghi nhận doanh thu lẫn lợi nhuận dài hạn nhờ sự phát triển quỹ đất rộng lớn của Năm Bảy Bảy. Tuy nhiên, sau đợt phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường với mức giá kỳ vọng tăng mạnh, hiện CII vẫn đang đứng vai cổ đông lớn chi phối. Kế hoạch lập CII Land trên nền Năm Bảy Bảy hiện chưa có hồi kết. 

Theo Lê Mỹ DĐDN

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video