Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Sự chủ động, linh hoạt trong điều hành của NHNN sẽ là yếu tố giúp Việt Nam vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội để trở thành điểm sáng kinh tế trong khu vực và thế giới.

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, thể hiện qua mức tăng trưởng ấn tượng và sự hiện diện mạnh mẽ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt trong các chính sách kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu các ngành kinh tế mũi nhọn

Trong đó, chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng, không chỉ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà còn giúp đảm bảo ổn định các yếu tố nền tảng như lạm phát, tỷ giá, và dòng vốn đầu tư.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nền tảng vững chắc cho một chu kỳ phát triển mới. Trên trường quốc tế, các biến động về lãi suất của Mỹ cùng sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài hứa hẹn mang lại cơ hội lớn cho các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Nếu lãi suất tại Mỹ giảm mạnh, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp có thể tiếp tục chảy vào, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo thêm động lực tăng trưởng.

Năm 2025, dự báo Việt Nam đặt tăng trưởng GDP ở mức 6,6%-6,8%, một con số khả quan trong bối cảnh nhiều quốc gia đang vật lộn với suy thoái hoặc đình trệ kinh tế. Động lực tăng trưởng được kỳ vọng đến từ việc kiểm soát tốt lạm phát, duy trì tỷ giá ổn định và rủi ro tài khóa liên quan đến nợ công, nợ tư nhân ở mức an toàn. Đặc biệt, lãi suất cho vay có xu hướng giảm trong khi lãi suất huy động tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các năm tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động và hiệu quả. Việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tín dụng là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng

Thứ nhất, NHNN cần theo dõi sát sao các biến động của thị trường trong và ngoài nước để điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát. Đồng thời, tỷ giá cần được điều hành linh hoạt để phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ hai, tín dụng là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng. NHNN sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản hay chứng khoán.

Việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng là một ưu tiên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này không chỉ giúp mở rộng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, mà còn hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn tín dụng không chính thống như “tín dụng đen”.

Thứ ba, NHNN sẽ tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ, tập trung vào các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, và thúc đẩy các dự án phát triển xanh. Đây là những lĩnh vực then chốt để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, việc điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam không hề đơn giản. Những rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu, căng thẳng thương mại, hay biến động giá năng lượng đòi hỏi NHNN phải luôn theo dõi sát sao và có những điều chỉnh kịp thời.

Đồng thời, việc giảm lãi suất cho vay cần được thực hiện một cách cân nhắc để không gây áp lực lên hệ thống ngân hàng. Bài toán hài hòa giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát lạm phát tiếp tục là một thử thách lớn đối với cơ quan điều hành.

Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò chủ đạo, không chỉ giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô mà còn hỗ trợ tích cực cho các mục tiêu tăng trưởng.

Sự chủ động, linh hoạt trong điều hành của NHNN, kết hợp với các chính sách tài khóa phù hợp, sẽ là yếu tố quyết định giúp Việt Nam vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội để trở thành điểm sáng kinh tế trong khu vực và thế giới.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video