Doanh nhân không muốn bị gọi là ‘con buôn’

Mục tiêu phụng sự con người và xã hội là chân lý thành công của doanh nhân.

[caption id="attachment_36903" align="aligncenter" width="653"]Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng cúp Thánh Gióng cho các doanh nhân tiêu biểu tại lễ  phát động phong trào thi đua với chủ đề “DN Việt Nam hội nhập và phát triển” vừa diễn ra nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10. Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng cúp Thánh Gióng cho các doanh nhân tiêu biểu tại lễ phát động phong trào thi đua với chủ đề “DN Việt Nam hội nhập và phát triển” vừa diễn ra nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10. Ảnh: TTXVN[/caption]

“Nếu cứ dựa vào quan hệ thì chắc chắn không thể có tầng lớp doanh nhân chân chính, nhân bản”. Thông điệp này được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc, nhấn mạnh khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCMnhân ngày Doanh nhân 13-10.

Muốn môi trường minh bạch

. Phóng viên: Thưa ông, chúng ta đã đi qua 30 năm đổi mới và tầng lớp doanh nhân cũng đã đóng vai trò lớn hơn trong tiến trình hội nhập, vươn ra biển lớn?

+ TS Vũ Tiến Lộc: Đúng thế! Tôi rất vui mừng vì doanh nhân hiện không còn bị gọi là “con buôn”, là “thằng bán tơ” hoặc bằng những từ không đẹp.

Nhưng chúng ta phải công nhận một điều: Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp với những thương hiệu và đẳng cấp cao trong khu vực và trên thế giới. Xét về tổng tài sản, một số doanh nghiệp (DN) có quy mô tương đối lớn được xếp hạng cao trong khu vực nhưng nhìn chung về hiệu quả và chất lượng thì còn nhiều việc phải bàn.

Các đại gia của ta tới nay chủ yếu hoạt động trong khu vực tài chính, ngân hàng và bất động sản (rất ít thấy trong lĩnh vực công nghệ, sáng tạo...).

Hơn nữa tầng lớp doanh nhân trước nay trưởng thành chủ yếu là nhờ lăn lộn trên thương trường, nhờ vào kinh nghiệm mà không cần phải học hành gì nhiều. Nhưng tình thế hiện nay đã khác. Bây giờ người làm kinh doanh phải có học vấn, phải học hỏi. Chiến lược kinh doanh phải bài bản, rõ ràng, đi vào cốt lõi chứ không thể lan man như trước.

. Phải chăng trước đó chúng ta đã không có một đường hướng phát triển DN, cũng như một định hướng kinh doanh đúng?

+ Một đại gia dệt may mới tuần trước nói với tôi cứ ban ngày họ phải lo kinh doanh, còn tối đến thì phải lo đi quan hệ. Đây là một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận. Nhiều doanh nhân làm giàu cho bản thân nhờ vào các mối quan hệ là chính.

Nhưng khi môi trường kinh doanh trở nên minh bạch, bình đẳng thì sẽ “không còn đất cho quan hệ”. Nếu cứ dựa vào quan hệ thì chắc chắn không thể có tầng lớp doanh nhân chân chính, nhân bản và vị quốc. Chính phủ quyết bỏ cơ chế xin-cho, thiết lập chính phủ kiến tạo, phục vụ thì DN cũng phải chống “quan hệ”.

Không thể cứ lẽo đẽo theo sau

. Có ý kiến cho rằng doanh nhân phải có trái tim, nhiệt huyết. Và như vậy mới có thể thúc đẩy minh bạch, bình đẳng và cải cách, chứ không dựa dẫm vào quan hệ như ông cảnh báo?

+ Một vị chủ tịch tỉnh hỏi tôi: “Liệu yêu cầu doanh nhân kinh doanh bằng trái tim có xa xỉ trong thời buổi hiện nay không?”. Tôi trả lời rằng không xa xỉ chút nào. Bởi nếu kinh doanh bằng trái tim thì đó mới là kinh doanh bền vững.

Nhìn ra thế giới, những doanh nhân lớn chính là những người có trái tim, họ kinh doanh là để phụng sự con người, phụng sự xã hội chứ không chỉ vì bản thân mình. Bill Gates tạo ra Microsoft trước hết là vì đam mê công nghệ và muốn mọi người được hưởng dùng công nghệ tuyệt vời ấy. Mark Zuckerberg cũng tạo nên Facebook trước hết là để nối kết mọi người.

Và hiện nay chúng ta thấy Microsoft và Facebook trở nên thiết yếu cho cuộc sống toàn cầu và Bill Gates, Mark Zuckerberg là những tỉ phú.

Bởi vậy, mục tiêu phải là phụng sự con người và xã hội không phải là khẩu hiệu sáo mòn, là thứ hàng xa xỉ, mà là chân lý thành công của doanh nhân! Tức doanh nhân nỗ lực làm giàu một cách văn minh, liêm chính với sức cạnh tranh cao.

. Vậy theo ông, thách thức lớn nhất đối với doanh nhân Việt Nam hiện nay là gì?

+ Tác động cộng hưởng của hội nhập với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ tư sẽ tạo ra những áp lực cực lớn với cả cộng đồng DN và đội ngũ doanh nhân. Các lợi thế về địa kinh tế của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam có thể sẽ mất đi.

Công nghệ tự động hóa, sử dụng người máy, trí tuệ nhân tạo và vật liệu mới, công nghệ nano, in 3D… với chi phí ngày càng thắng thế. Chẳng hạn mới đây tập đoàn công nghệ đầu tư hàng đầu Foxconn vừa quyết định sử dụng 6 vạn tay máy công nghiệp cho việc thiếu công nhân bản địa ở Trung Quốc.

Đó là những thách thức không chỉ cho doanh nhân mà còn cho cả nền kinh tế. Nhưng với sự chuyển mình của thể chế theo hướng tích cực như thời gian qua khiến tôi có một niềm tin vào một thế hệ doanh nhân mới, sáng tạo. Nếu được như vậy thì nền kinh tế cũng như doanh nhân Việt Nam không còn phải cứ lẽo đẽo theo sau kinh tế và doanh nhân các nước tiên tiến!

. Xin cám ơn ông.

Theo PLO

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video