Doanh nghiệp vay ngân hàng để cho cổ đông vay lại, không lấy lãi

Công ty Sông Đà Cao Cường cho cổ đông lớn vay số tiền mà doanh nghiệp này đi vay từ nhà băng, với tài sản đảm bảo chỉ bằng một nửa giá trị. 

Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường (Mã CK: SCL) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc cho Công ty cổ phần Sông Đà 12 (Mã CK: S12) vay không quá 4 tỷ đồng với thời hạn 9 tháng kể từ khi giải ngân khoản tiền đầu tiên. Lãi vay với từng món sẽ bằng lãi suất tại thời điểm Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương cho SCL vay và được trả một lần khi tất toán từng khoản.

Sông Đà 12 sẽ sử dụng chính 363.000 cổ phiếu SCL (tương đương toàn bộ cổ phần đơn vị này nắm tại Sông Đà Cao Cường) để thế chấp, đảm bảo thanh toán cho khoản nợ vay.

Cổ phiếu SCL hiện giao dịch trên sàn chứng khoán quanh mức giá 6.400 đồng một đơn vị. Nếu tính theo mức này thì giá trị cổ phiếu SCL mà Sông Đà 12 đem ra thế chấp chỉ đạt chưa đầy 2,35 tỷ đồng, bằng hơn một nửa so với mức tối đa mà SCL cho vay. Như vậy, giả sử trong trường hợp có rủi ro xảy ra, S12 không trả được khoản vay nói trên thì Sông Đà Cao Cường sẽ phải nhận nợ đúng cổ phiếu của mình. Và khi đó, cổ phiếu SCL mà Sông Đà Cao Cường nhận về sẽ được ghi nhận như cổ phiếu quỹ của công ty.

Sông Đà Cao Cường được thành lập năm 2007 với ngành nghề chính là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, vôi và thạch cao, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng thạch cao... Sông Đà 12 là một trong những cổ đông lớn tại SCL bên cạnh một số cổ đông khác như Công ty cổ phần Công nghiệp Dịch vụ Cao Cường, Công ty cổ phần Licogi 16.6...

Theo Ngọc Tuyên (VNE)

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video