Doanh nghiệp lao đao vì giá xăng dầu giảm mà giá nguyên liệu không giảm

Tuy giá xăng dầu vừa có đợt giảm đáng kể nhưng thực tế vẫn chưa thấm vào đâu vì những đợt tăng giá liên tục trước đó đã tác động mạnh đến giá cả hàng hóa.

Tại buổi họp báo ngày 16-7 giới thiệu triển lãm các ngành công nghiệp giấy, cao su, sơn, nhựa diễn ra từ ngày 3 đến 5-8 ở Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP HCM), các hiệp hội doanh nghiệp cho biết giá xăng dầu tăng cao gây khó khăn rất lớn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy giá xăng dầu vừa có đợt giảm đáng kể nhưng thực tế vẫn chưa thấm vào đâu vì những đợt tăng giá liên tục trước đó đã tác động mạnh đến giá cả hàng hóa.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, dẫn chứng giá nguyên liệu giấy tái chế từ 120-150 USD/tấn tăng vọt lên trên 300 USD/tấn khiến doanh nghiệp giấy gặp áp lực cả đầu vào lẫn đầu ra vì xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc rất khó khăn do nước này kiểm soát phòng dịch rất khắc khe. Doanh nghiệp giấy chấp nhận lỗ kỹ thuật, không tính khấu hao để duy trì hoạt động sản xuất.

 Doanh nghiệp lao đao vì giá xăng dầu giảm mà giá nguyên liệu không giảm  - Ảnh 1.
 

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM, giá nguyên liệu nhựa tăng 30%-50%, chi phí logistics cũng tăng 50% từ giá xăng dầu tăng đã tác động lớn đến ngành nhựa. Chi phí vận chuyển một container từ Việt Nam sang Hàn Quốc từ 15-17 triệu đồng tăng lên 30 triệu đồng; cước vận chuyển nội địa cũng tăng 20%-30%, càng làm cho doanh nghiệp không còn lợi nhuận dù nhà sản xuất đã phải tăng giá bán sản phẩm 5%-7%. Trong khi đó, sức tiêu thụ nhiều mặt hàng nhựa trong nước lại giảm đáng kể, từ 10%-20%.

Không chỉ ngành giấy, nhựa gặp nhiều khó khăn mà ngành sơn cũng không ngoại lệ. Bà Nguyễn Thị Lạc Huyền, Chủ tịch Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam, cho biết ngành sơn sụt giảm thê thảm, thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng âm - chuyện mà 20 năm qua chưa bao giờ xảy ra. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng rất lớn đến ngành sơn vì phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu nên khi chuỗi cung ứng đứt gãy, giá xăng dầu quá cao đã làm cho ngành này lao đao. Trong khi đó, sức tiêu thụ trên thị trường giảm sâu, nhiều đơn hàng bị hủy, giá bán chưa theo kịp giá nguyên liệu khiến doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, chịu lỗ để duy trì việc làm cho người lao động.

Các hiệp hội còn than phiền về việc cho đến nay, doanh nghiệp thành viên của họ chưa thể tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất 2%. Doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn nên phải vay ngắn hạn với lãi suất từ 8%-9%.

Theo Nguyễn Hải (Người Lao động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video