Điều gì khiến lợi nhuận PV GAS “bốc hơi” 815 tỷ đồng sau kiểm toán?

Việc ký kết bổ sung một số hợp đồng mua bán khí Cửu Long để cập nhật số liệu về nhiệt trị khí Cửu Long đã làm cho chi phí giá vốn mua khí Cửu Long từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) của PV GAS điều chỉnh tăng 840 tỷ đồng. Kết quả, làm lợi nhuận trước thuế của PV GAS “bốc hơi” 815 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế “bốc hơi” 672 tỷ đồng.

dieu gi khien loi nhuan pv gas “boc hoi” 815 ty dong sau kiem toan? hinh anh 1

Giá dầu bình quân năm 2018 tăng 16,8 USD/thùng so với năm 2017 đã giúp lợi nhuận PV GAS tăng khoảng 18%. (Ảnh minh hoạ)

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2018 do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) công bố mới đây, nhiều chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp đã được điều chỉnh so với báo cáo tự lập trước đó.

Cu thể, sau khi doanh nghiệp được kiểm toán, doanh thu thuần của PV GAS đạt 75.611 tỷ đồng, giảm nhẹ so với báo cáo tự lập trước đó. Điểm đáng chú ý trong những số liệu được điều chỉnh của PV GAS chính là khoản mục giá vốn hàng bán đạt hơn 58.000 tỷ đồng, tăng khoảng 798 tỷ đồng so báo cáo tự lập trước đó, tương ứng với mức chênh lệch 1%.

Còn các khoản doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp xuất hiện chênh lệch không đáng kể so với báo cáo tự lập. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PV GAS đã khoảng 815 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 5,3%, chỉ còn 11.382 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Còn lợi nhuận hợp nhất giảm 647 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 5%, xuống còn 11.709 tỷ đồng.

Song nhìn một cách tổng quan, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2018 sau kiểm toán của PV GAS vẫn tăng gần 18% so với năm 2017, đạt 11.508,5 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 11.453,9 tỷ đồng.

Như vậy, so với mục tiêu lãi sau thuế 6.429 tỷ đồng đặt ra cho năm tài chính 2018, PVGas đã vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch. Việc đạt được con số lợi nhuận sau thuế nêu trên, theo PV GAS, là do giá dầu bình quân năm 2018 tăng 16,8 USD/thùng so với năm 2017, tương đương tăng 31% làm cho giá bán các sản phẩm của PV GAS cũng tăng tương ứng dẫn đến lợi nhuận tăng.

Liên quan tới những chênh lệch về con số lợi nhuận trước và sau kiểm toán, trong một văn bản gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Phó Tổng Giám đốc PV Gas Phan Đăng Nam cho biết, ngày 20.1.2019 doanh nghiệp đã khóa sổ để lập báo cáo tài chính.

Trong đó, nhiệt trị khí Cửu Long để tính toán số tiền PV GAS phải trả cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ là số liệu tạm tính. Sau đó, PVN đã làm việc và thống nhất sẽ ký kết bổ sung một số hợp đồng mua bán khí Cửu Long để cập nhật số liệu về nhiệt trị khí Cửu Long, đảm bảo phù hợp với nhiệt trị khí Cửu Long đã giao nhận.

Căn cứ vào thông báo ngày 6.3 của Tập đoàn và Nghị quyết ngày 8.3 của HĐQT PV GAS thì doanh nghiệp đã chính xác hóa chi phí mua khí Cửu Long từ PVN dẫn đến giá vốn hàng bán tăng, từ đó kéo theo lãi ròng giảm.

Theo Dân Việt

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video