ĐHĐCĐ Vietcombank: Ông Trương Gia Bình trúng cử HĐQT Vietcombank tỷ lệ 92%, bán vốn 10% không thấp hơn giá thị trường
Vẫn còn 3 ghế trong HĐQT được bỏ trống để Vietcombank bầu vào các năm sau của nhiệm kỳ.
Sáng ngày 27/4, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Đây cũng là kỳ họp mở đầu cho một nhiệm kỳ mới của Vietcombank.
Theo tài liệu mới được Vietcombank công bố bổ sung, danh sách ứng cử vào HĐQT năm 2018 sẽ gồm 8 người. Số thành viên bầu trong năm 2018 cũng là 8 người. Nhưng đáng lưu ý rằng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới mà Vietcombank trình cổ đông thông qua là 11 người. Như vậy, sẽ còn 3 vị trí trống sẽ được bầu cho những năm tiếp theo.
Vị trí 1 thành viên độc lập duy nhất trong đã được Vietcombank "chọn mặt gửi vàng" giao cho ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP FPT. Ông Bình hiện cũng đang đảm nhận vị trí trưởng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Năm 2018 , Vietcombank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 14%, huy động vốn tăng 15%, tín dụng tăng 15%, nợ xấu dưới 1,5%. Lợi nhuận trước thuế 13.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với kết quả năm 2017 - mức lợi nhuận kế hoạch cao nhất được công bố tính đến thời điểm này. Năm 2017, Vietcombank cũng dẫn đầu ngành ngân hàng với lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 11.340 tỷ đồng.
Vietcombank dự kiến dành 2.878 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2017, tương đương 8% vốn điều lệ.
Theo Đề án cơ cấu lại, Vietcombank đặt mục tiêu nâng quy mô tổng tài sản mục tiêu lên khoảng 60 tỷ USD đến năm 2020, trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á. Quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 4,5 tỷ USD, ROE khoảng 15%, tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 2%.
Trong kỳ Đại hội này, Vietcombank cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án xử lý khoản chênh lệch phải trả cổ đông là cán bộ nhân viên và trái chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi trong đợt IPO năm 2007.
Phương án thoái vốn tại MBB và EIB?
Hiện Vietcombank chỉ còn 2 TCTD đáp ứng đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu vẫn vượt trên 5%. Vietcombank sẽ đưa tỷ lệ sở hữu về mức quy định, đáp ứng đủ theo Thông tư 36. Hiện NHNN đã chấp thuận phương án giảm tỷ lệ sở hữu tại 2 ngân hàng này, còn tỷ lệ sở hữu cụ thể do ngân hàng quyết định.
Nếu thị trường thuận lợi, Vietcombank sẽ thoái vốn vào quý II.
Tiến độ thực hiện phương án bán vốn 10%?
Theo Chủ tịch Nghiêm Xuân Thanh, trên cơ sở tờ trình Vietcombank, NHNN đã trình lên Chính phủ. Sau khi Chính phủ đã lấy ý kiến bộ ban ngành, Vietcombank được chấp thuận phương án vào tháng 12/2017 với tỷ lệ phát hành là 10%.
Vietcombank bán cho NĐTNN và tối đa không quá 10 nhà đầu tư. Về giá bán, để đảm bảo quyền lợi cổ đông nhà nước và cổ đông ngân hàng, mức sàn sẽ dựa trên mức giá do công ty định giá xác định và giá bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất. Qua đó, dựa vào mức giá trên để lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng Giám đốc Phạm Quang Dũng cũng cho biết thêm cổ đông Nhật bản Mizuho sẽ mua cổ phần để đảm bảo tỷ lệ sở hữu tại Vietcombank. Còn lại, ngân hàng sẽ chào bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Đợt phát hành nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, đã có đối tác dự kiến mua toàn bộ lượng cổ phiếu phát hành.
Về phương pháp dựng sổ cổ đông đề cập tại buổi thảo luận, lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ không loại trừ phương án nào. Tuy nhiên, với lượng đặt mua lớn, có thể việc dựng sổ sẽ không còn cần thiết.
Nếu phương án tăng vốn cấp 1 không thành công, Vietcombank có thể tăng vốn cấp 2 để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu?
Dư địa phát hành vốn cấp 2 của Vietcombank còn lớn. Hiện giá trị trái phiếu của Vietcombank là khoảng 11.800 tỷ đồng, trong đó hơn 2.000 tỷ đồng là trái phiếu phát hành cho cá nhân. Trong trường hợp tăng vốn không thành công, ngân hàng cần phát hành thêm 5.800 tỷ đồng trái phiếu để tăng vốn cấp 2.
Các tờ trình được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ cao. Danh sách HĐQT nhiệm kỳ mới sẽ gồm 8 người. Ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT với tỷ lệ tán thành 91,73% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Số phiếu bầu ông Trương Gia Bình đại diện hơn 3 tỷ cổ phiếu. Trong khi, số phiếu bầu đại diện 3,6 tỷ cổ phiếu bầu cho ông Nghiêm Xuân Thành. Các thành viên khác nhận được số cổ phiếu bầu là 3,3 tỷ cổ phiếu.
Tại lễ ra mắt HĐQT nhiệm kỳ mới, ông Trương Gia Bình vắng mặt do đang tháp tùng Thủ tướng sáng Singapore
Số phiếu bầu ông Trương Gia Bình đại diện hơn 3 tỷ cổ phiếu. Trong khi, số phiếu bầu đại diện 3,6 tỷ cổ phiếu bầu cho ông Nghiêm Xuân Thành. Các thành viên khác nhận được số cổ phiếu bầu là 3,3 tỷ cổ phiếu.
Các tờ trình được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ cao. Danh sách HĐQT nhiệm kỳ mới sẽ gồm 8 người. Ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT với tỷ lệ tán thành 91,73% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo Thanh Thủy - NDH