Đề xuất nghiên cứu mở rộng, xem xét cho các đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất

Sáng nay (9/3), Trường Đại học Luật Hà Nội đã chủ trì Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia, giáo sư, nhà quản lý đến từ các đơn vị khác nhau. Nhiều nội dung đã được đưa ra. Tuy nhiên, nội dung về đền bù, giải phóng mặt bằng và cơ chế giao đất , cho thuê đất… tiếp tục vẫn là những vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất.

Một trong những nội dung được quan tâm tại hội thảo sáng nay là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Theo các đại biểu, hiện nay Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo cho người bị thu hồi đất có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ vẫn chưa có khái niệm và tiêu chí cụ thể để xác định, thực thi nguyên tắc này.

Đề xuất nghiên cứu mở rộng, xem xét cho các đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư) 

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề cập đến những hộ dân tự nguyên giao đất sớm sẽ được thưởng, nhưng mức thưởng như thế nào chưa được nêu rõ.

Các đại biểu cũng kiến nghị Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nghiên cứu mở rộng, xem xét cho các đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất, ví dụ như các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ như các bệnh viện công lập và các trường đại học công lập. Nếu phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm, thì nhiều đơn vị sự nghiệp công lập như vậy sẽ không đủ nguồn thu, không đảm bảo được phục vụ an sinh xã hội.

Trường hợp bắt buộc phải nộp, các đơn vị này phải đẩy mức thu viện phí, học phí lên cao để bù đắp. Khi đó nhiều người bệnh có thể không đủ tiền để nộp viện phí, mất đi cơ hội khám chữa bệnh; nhiều người học mất đi cơ hội học tập vì không đủ tiền nộp học phí.

Theo Minh Hằng (VTV)

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video