Đề xuất đầu tư 2100 tỷ đồng làm 72 km đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa

Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa theo hình thức BOT.

[caption id="attachment_19219" align="aligncenter" width="588"]Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án đầu tư 2100 tỷ đồng làm 72 km đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án đầu tư 2100 tỷ đồng làm 72 km đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa[/caption]

Theo đề xuất, Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa có điểm đầu tại km10+000, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tại km82+574, giao với đường tỉnh Đường tỉnh 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa tại phía Nam thị trấn Hậu Nghĩa, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đây là dự án đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An đã được triển khai từ năm 2009 nhưng bị đình hoãn, giãn tiến độ do thiếu vốn. Để hoàn thiện tuyến đường đang dang dở dài 72,5 km đạt tiểu chuẩn đường cấp III 2 làn xe, rộng 12,25m, vận tốc 100 km/h cần 2.107,8 tỷ đồng, trong đó chi phú xây dựng ước khoảng 1.600 tỷ đồng.

Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, giai đoạn trước mắt, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường có quy mô tương đương đường cấp 3 với 2 làn xe, bề rộng nền đường 12,25m đạt vận tốc 100km/giờ. Trên đoạn tuyến sẽ có 14 cây cầu, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên dự kiến khoảng 472ha. Tổng mức đầu tư cho dự án là 2.107,8 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.619,3 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án sẽ đặt 2 trạm thu phí hoàn vốn trong khoảng 22 năm 11 tháng và chỉ thu phí một lần đối với các phương tiện đi qua cả 2 trạm. Mức thu phí áp dụng theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính, dự kiến 3 năm điều chỉnh một lần, mức tăng tạm tính 15%/3năm.

Việc đầu tư đoạn Chơn Thành – Đức Hòa kết nối Quốc lộ 14 với đường N2 đang được đầu tư sẽ tạo thành 1 trục giao thông mới từ vùng lõi Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Dự kiến, dự án sẽ được khởi công trong quý IV/2016 và hoàn thành vào năm 2018.

Việc đầu tư đoạn Chơn Thành – Đức Hòa kết nối Quốc lộ 14 với đường N2 đang được đầu tư sẽ tạo thành 1 trục giao thông mới từ vùng lõi Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa là một dự án thành phần của Dự án đường Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài toàn tuyến 83km, đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Năm 2009 dự án này bắt đầu được triển khai thi công, nhưng đến tháng 3/2011 thì phải tạm dừng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Đến thời điểm này, dự án nói trên đã đầu tư hoàn chỉnh 10/83km bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; 73km còn lại mới xong phần nền đường, nhiều cầu trên tuyến đang dở dang. Với thực tế dự án chưa kết thúc nhưng đã “cạn” vốn nên hiện tại các hạng mục trên địa bàn tỉnh này đã, đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí và dư luận không tốt về hiệu quả đầu tư.

Theo DĐDN

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video