Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD

Ngân hàng Nhà nước đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và sự phát triển bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD).
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD - Ảnh 1.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và sự phát triển bền vững của hệ thống TCTD

Ngân hàng Nhà nước cho biết, Luật các TCTD 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 qua gần 12 năm triển khai thực hiện đã tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động của các TCTD, giúp hoạt động của TCTD được ổn định, lành mạnh hơn, qua đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Các quy định của Luật các TCTD đã chứng minh được sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho hoạt động, phát triển các TCTD trong một thời kỳ khá dài, góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.

Những hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn thi hành các quy định của Luật các TCTD cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật các TCTD tiếp tục bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước, bao gồm:

Các vướng mắc liên quan đến quản trị, điều hành TCTD (vướng mắc do sự khác nhau giữa quy định của Luật TCTD với Luật Hợp tác xã, Luật doanh nghiệp và văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD).

Các vướng mắc liên quan đến hoạt động của TCTD như: quy định về xem xét cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay, quy định về hoạt động cho vay và hoạt động gửi tiền giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoạt động dịch vụ ngân quỹ, giao đại lý của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Quy định về hoạt động của ngân hàng điện tử, ngân hàng số; các quy định liên quan đến cơ cấu lại TCTD; các vấn đề khác cần tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế; quy định về nhận tiền gửi giữa các TCTD,…

Một số vấn đề mới phát sinh hiện nay chưa được pháp luật quy định như: Hoạt động mua bán các loại chứng khoán khác không phải là cổ phiếu, trái phiếu; hoạt động cung cấp thông tin của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng mẹ,…

Luật các TCTD được ban hành từ năm 2010, cho đến nay các Luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Do đó, một số quy định tại Luật các TCTD cần rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của các Luật có liên quan.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và sự phát triển bền vững của hệ thống TCTD; tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải tiến mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo.

Đồng thời, nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD; nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD; tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của TCTD.

Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý các TCTD yếu kém theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các TCTD trong việc xử lý các yếu kém, tồn tại và các vi phạm, rủi ro của TCTD.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Minh Hiển (Chinhphu.vn)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video