Danh nhân Việt tuổi Hợi

Tựa như vai trò, ý nghĩa và giá trị đa dạng, tích cực của loài lợn (heo), người cầm tinh tuổi con lợn (sinh năm Hợi) được coi là tuổi nhàn nhã, sung túc, tài giỏi và thành đạt. Phải chăng vì thế, trong những danh nhân ảnh hưởng lớn tiến trình lịch sử Việt Nam, có khá nhiều vị tuổi Hợi…

* LÝ NHẬT TÔN: Sinh năm Quý Hợi 1023, quê Bắc Ninh, vị vua thứ ba triều Lý, hiệu Thánh Tông. Nhiệt tình, nhân hậu, khoan dung, lên ngôi năm 31 tuổi, nổi tiếng với lòng yêu nước thương dân. Cùng Nguyên phi Ỷ Lan dốc sức chăm lo chính trị, củng cố quốc phòng, chấn hưng văn hóa-xã hội, đưa quốc gia phát triển cực thịnh suốt thời gian trị vì. Ông còn là người đầu tiên cho xây Văn Miếu và mở khoa thi bác học để khích lệ sĩ phu, tuyển chọn nhân tài.

* NGUYỄN BỈNH KHIÊM: Sinh năm Tân Hợi 1491, quê Hải Phòng, danh sĩ thời Mạc. Khảng khái, nhân nghĩa, trí tuệ, năm 1535 đỗ tiến sĩ, làm quan tới Thượng thư (Bộ trưởng) Bộ Lại, đắc lực giúp các vua Mạc thực thi chính sách xã hội. Tinh thông lý học và tướng số, là tác giả nhiều câu “sấm truyền” dự báo rất đúng tương lai. Ông cũng để lại những công trình giá trị về triết học, văn hóa, thơ ca.

* PHAN KẾ BÍNH: Sinh năm Ất Hợi 1875, quê Hà Nội, nhà văn hóa cận đại. Năm 1906 đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan mà sống với nghề dạy học, viết báo, soạn sách. Ông từng đào tạo được nhiều học trò danh tiếng và là tác giả của những công trình lớn về lịch sử, văn thơ, phong tục tập quán.

* BÙI KỶ: Sinh năm Đinh Hợi 1887, quê Hà Nam, học giả cận đại. Nổi tiếng uyên thâm và nhuần thạo ngôn ngữ, năm 23 tuổi đỗ phó bảng, hoạt động trong ngành giáo dục. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, làm Chủ tịch Hội Văn hóa kháng chiến. Ông để lại nhiều tác phẩm đồ sộ về thi ca, văn học, lịch sử, nghệ thuật và là người dày công cải biến, hoàn thiện chữ quốc ngữ Việt Nam.

* PHAN KHÔI: Sinh năm Đinh Hợi 1887, quê Quảng Nam, nhà văn cải cách. Thực tế, từng trải, sáng tạo, năm 1905 đỗ tú tài, nhiệt tình tham gia phong trào Duy tân. Từ năm 1911 bắt đầu bước vào làng văn, làng báo, sớm nổi tiếng bởi quan điểm đổi. Tham gia kháng chiến chống Pháp, sau năm 1954 về công tác ở Hội Nhà văn. Ông được coi là người tiên phong của văn thơ hiện đại Việt Nam, để lại các công trình ngôn ngữ, thơ ca, lịch sử, triết lý, dịch thuật giá trị.

* LÊ ĐỨC THỌ: Sinh năm Tân Hợi 1911, quê Nam Định, nhà hoạt động cách mạng. Bản lĩnh, năng động, nồng nàn yêu nước, sớm tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và vào Đảng Cộng sản năm 19 tuổi. Đại diện cho các báo công khai của Đảng ở Nam Định, hoạt động sôi nổi và bị giặc Pháp bắt nhiều lần. Năm 1948 được phái vào công tác tại Nam bộ, làm Phó bí thư Trung ương cục miền Nam. Từ năm 1954 ra Bắc, phụ trách công tác tổ chức và là Ủy viên Bộ Chính trị. Sau năm 1986, làm cố vấn cao cấp cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông từng có những quyết định nghiêm khắc trong nội bộ Đảng cũng như đối với cán bộ công chức Nhà nước; đóng góp tích cực trên mặt trận ngoại giao và được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 (cùng Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger) nhưng từ chối nhận.

* VŨ TRỌNG PHỤNG: Sinh năm Tân Hợi 1911, quê Hà Nội, nhà văn hiện thực. Xuất thân từ một gia đình nghèo, sớm lập nghiệp với chân thư ký hãng buôn Godard, rồi nhà in I.D.E.O. Sẵn năng khiếu văn chương, lại say mê lao động và trau dồi văn hóa, viết nhiều tác phẩm, nhanh chóng nổi danh trong làng văn, làng báo. Ông để lại những truyện ngắn, tiểu thuyết rất ấn tượng và được coi là vua của thể loại phóng sự báo chí.

* NGUYỄN VĂN CAO: Sinh năm Quý Hợi 1923, quê Hải Phòng, nghệ sĩ đa tài. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức, mồ côi cha từ nhỏ, phải nghỉ học giữa chừng và bươn chải cuộc sống với nhiều nghề. Sớm bộc lộ tài năng âm nhạc, sáng tác ra những nhạc phẩm nổi tiếng và bài Tiến quân ca trở thành quốc ca Việt Nam từ năm 1946. Ông còn làm nhiều thi phẩm đặc sắc và vẽ nên các bức tranh ba chiều độc đáo. Sau kháng chiến chống Pháp (1945-1954), về công tác trong ngành thông tin và có lúc làm tới Phó tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Nhạc sĩ tài hoa, thi sĩ nhiệt huyết, họa sĩ sáng tạo - ông thực sự là một nghệ sĩ đầy tài năng và hiếm có của nền văn hóa Việt Nam.

Công Hiếu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video