Đại diện Lazada: Sẽ tăng cường 40.000 nhân sự kho bãi và logistics khi TMĐT bùng phát nhờ Covid-19, đơn hàng dự tăng 30 lần ngày thường

Song, ngược lại sự tăng trưởng nóng cũng đi cùng với nhiều thách thức, điển hình là hệ thống logistic và công nghệ. Trực thuộc tập đoàn Alibaba, năm 2020 Lazada sẽ có một đội ngũ vận hành kho bãi và logistic lên đến 40.000 người trên khắp Đông Nam Á, nhằm phục vụ cho số lượng đơn hàng dự kiến sẽ cao hơn gấp 30 lần ngày thường.

Đại diện Lazada: Sẽ tăng cường 40.000 nhân sự kho bãi và logistics khi TMĐT bùng phát nhờ Covid-19, đơn hàng dự tăng 30 lần ngày thường

Thương mại điện tử (TMĐT) những năm trở lại đây trở thành đề tài được quan tâm tại thị trường Việt Nam, khi hàng loạt tên tuổi lần lượt gia nhập. Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam - VECOM, năm 2019 tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt trên 32%, đưa tốc độ tăng trưởng của cả giai đoạn 2016-2019 đạt khoảng 30%. Theo đó, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tính đến cuối năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD.

Dự báo, con số cho năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và quy mô thương mại điện tử sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Thậm chí, dịch Covid-19 đã, đang và tiếp tục làm nhanh quá trình phát triển của thị trường này. Theo tính toán mới nhất của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek… với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, nhiều khả năng quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 43 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Đồng quan điểm, trên góc nhìn và thống kê của mình, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, đại diện Lazada Việt Nam, nhấn mạnh: "Khách hàng đang chuyển sang mua sắm online một cách mạnh mẽ. Cùng với đó, hành vi mua sắm cũng thay đổi đáng kể, khách hàng đang quan tâm nhiều hơn về giá, và ưu tiên chi tiêu với những sản phẩm kèm theo ưu đãi".

Đại diện Lazada: Sẽ tăng cường 40.000 nhân sự kho bãi và logistics khi TMĐT bùng phát nhờ Covid-19, đơn hàng dự tăng 30 lần ngày thường - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, đại diện Lazada Việt Nam.

Tiếp tục chiến lược thúc đẩy doanh số, năm 2020 Lazada tung các chương trình sales như 11.11, Black Friday… Ghi nhận, đơn hàng trong những đợt khuyến mãi của Lazada tăng cả chục lần so với cùng kỳ, đơn cử đợt sales ngày 9/9 đơn hàng tăng 13 lần, doanh thu trên LazMall thậm chí tăng 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, khách hàng hiện thay vì mua sắm các sản phẩm xa xỉ, không thiết yếu đang chuyển sang mua sắm mặt hàng chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm chức năng. Cùng với đó, đi cùng việc thực hiện giãn cách, làm việc sinh hoạt ở nhà kích hoạt việc mua Laptop, tai nghe. Song song, các dụng cụ làm bếp, sinh hoạt, tập thể thảo tại nhà… cũng tăng khá mạnh, bà Hằng nói.

Một điểm cần nhấn mạnh khác, những chiến dịch truyền thông, quảng cáo cũng khác so với lúc trước. Đại diện Lazada cho rằng hiện nay khi mua sắm online tăng đột biến, việc bán hàng thông qua các hình thức trực tuyến như Livestream đang tỏ ra vô cùng hiệu quả. "Chỉ bằng Livestream, doanh số có thể tăng đến 24 lần bình thường", bà Hằng cho hay.

Song, ngược lại sự tăng trưởng nóng cũng đi cùng với nhiều thách thức, điển hình là hệ thống logistic và công nghệ. Trực thuộc tập đoàn Alibaba, năm 2020 Lazada sẽ có một đội ngũ vận hành kho bãi và logistic lên đến 40.000 người trên khắp Đông Nam Á, nhằm phục vụ cho số lượng đơn hàng dự kiến sẽ cao hơn gấp 30 lần ngày thường.

Thành lập vào 2012, Tập đoàn Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á, bao gồm các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu tới năm 2030, Lazada dự đạt 300 triệu khách hàng trong toàn khu vực.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video