Cuối năm tiếp tục giảm ngân hàng, giảm sở hữu chéo

Đến cuối năm 2015, hệ thống ngân hàng sẽ xử lý tiếp 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo để hoàn thành tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2011-2015 theo Đề án 254 của Chính phủ, qua đó xóa tình trạng “ngân hàng trong ngân hàng”.

[caption id="attachment_8722" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng từ năm 2011 đến nay đã làm giảm tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống ngân hàng. Tình trạng này đã được xử lý từng bước, nhất là từ sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, giám sát, đẩy mạnh các cặp đôi hợp nhất, sáp nhập. Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã có hiệu quả, nợ xấu giảm nhanh, song vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp cần xử lý, khắc phục…

Năm 2013, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 48 về trình tự thủ tục hướng dẫn mua lại các ngân hàng yếu kém. Ngoài ra, còn có Quyết định 48, Quyết định 254, 255 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu tổ chức tín dụng và NHNN được sử dụng quyền mua lại các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt.

Thực tế, giai đoạn 2011-2014, hệ thống ngân hàng đã diễn ra các cuộc sáp nhập, hợp nhất như thương vụ 3 ngân hàng hợp nhất thành Ngân hàng SCB, SHB-Habubank, PVFC- WesternBank. Từ đầu năm 2015 đến nay, tiếp tục có thêm 3 thương vụ sáp nhập được tiến hành rốt ráo như: MaritimeBank - MekongBank, BIDV -MHB, Vietinbank - PGbank.

Bên cạnh việc “rút gọn” số lượng ngân hàng trong đó chiều hướng rút sở hữu về một mối, thực tế thị trường vẫn đang còn vướng nhiều cặp ngân hàng thương mại có sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau nếu tính cả nhóm cổ phần lẫn quốc doanh.

Chẳng hạn, Vietcombank hiện đang nắm cổ phần sở hữu tại Eximbank (8,24%), nắm 4,7% tại SaigonBank; nắm hơn 9% tại MBB và 4,37% tại OCB. Vietcombank mới đây có công văn lên Ngân hàng Nhà nước về việc xin thoái vốn tại Eximbank nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Vietcombank cũng xin giữ lại phần vốn góp ở MBB. Không thấy Vietcombank đề cập đến phần vốn góp tại OCB và SaigonBank, trong khi đó thông tin SaigonBank sẽ sáp nhập vào Vietcombank vẫn còn bỏ ngỏ và đây có thể là trường hợp sở hữu chéo sẽ được xử lý bằng sáp nhập.

Theo Thông tư 36/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định, mỗi ngân hàng chỉ được nắm tối đa phần sở hữu trên 5% tại 2 tổ chức tín dụng, thì Vietcombank đang là ngoại lệ khi nắm cổ phần sở hữu trực tiếp ở nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện cũng có  nhiều ngân hàng đang nắm sở hữu cổ phần trực tiếp ở ngân hàng.

Bên cạnh việc ngân hàng sở hữu ngân hàng, hiện các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cũng nắm vốn trong nhiều ngân hàng. Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Quốc hội, gần 40 doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân sở hữu trên 5% tại các ngân hàng thương mại cổ phần và các doanh nghiệp này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính. Vì vậy, mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đang là lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.

Theo Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi), cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn của một tổ chức tín dụng, còn một tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn. Để giải tỏa bớt sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, đã có sự sáp nhập giữa ngân hàng với các công ty tài chính của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước từ đầu năm đến nay.

Thương vụ sáp nhập giữa ngân hàng – Công ty tài chính đáng chú ý là Ngân hàng Sài Gòn – Hà Hội (SHB) và Công ty tài chính VVF; bên cạnh đó Ngân hàng Quân Đội (MB) và Công ty Tài chính Sông Đà đã được thông qua trong tháng 10/2015 tại đại hội cổ đông bất thường của hai ngân hàng.

Cuối năm xử lý tiếp 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo

Về tình trạng sở hữu chéo, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 36 đã hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm, chi phối lẫn nhau và cho vay những người có liên quan trên cơ sở đó đẩy lùi sự lũng đoạn. Đến nay, chỉ còn 3 cặp ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau và cuối năm sẽ xử lý tiếp. Còn sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ với tổng vốn điều lệ của hệ thống.

Trong số các cặp đôi tiến hành M&A, đa phần có chung sở hữu cổ đông, hoặc sở hữu chéo lẫn nhau, có đầu tư chéo… nên việc thu gọn "về chung một nhà" diễn ra khá thuận lợi, được các bên đồng thuận.

Như vậy, đến cuối năm 2015, dự kiến sẽ có tổng số 9 tổ chức tín dụng (TCTD) biến mất sau các thương vụ hợp nhất, sáp nhập, giải thể. Không chỉ giảm nhanh số lượng tổ chức, NHNN đã xem xét, yêu cầu các ngân hàng TMCP xây dựng phương án tái cơ cấu làm sao sau M&A phải cải thiện hoạt động kinh doanh, tài chính lành mạnh, giảm nợ xấu, tăng cường quản trị rủi ro…

Đánh giá về chặng đường tái cơ cấu hơn 3 năm qua, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Các tổ chức tín dụng yếu kém đã được kiểm soát, xử lý một bước theo các phương án tái cơ cấu, và đều có tình hình hoạt động ổn định, cải thiện hơn trước khi cơ cấu lại. Từ đó, nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã được đẩy lùi, tài sản của Nhà nước và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội…".

Với nỗ lực sàng lọc các ngân hàng yếu kém, NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụngtìm kiếm, lựa chọn đối tác phù hợp để M&A hoặc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để có nguồn lực thực sự, giúp ngân hàng tái cơ cấu hiệu quả hơn.

Hoàng Anh

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video