Credit Suisse AG giải ngân lần 1 gói 200 triệu USD cho FLC

Tập đoàn FLC là đối tác mới nhất tại Việt Nam của Credit Suisse, bên cạnh một số doanh nghiệp như Novaland, VPBank, Vietcombank, FE Credit…

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, tuần qua, Ngân hàng Credit Suisse AG (Thụy Sỹ) - Chi nhánh Singapore đã giải ngân lần 1 cho FLC. Đây là khoản vay theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa FLC và Credit Suisse, với hạn mức tín dụng 200 triệu USD.

Theo ông Trần Quang Huy – Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đây là kết quả của một phần nỗ lực khai thác thị trường tài chính quốc tế và đa dạng hóa các nguồn tài trợ trong chiến lược quản lý vốn chủ động của tập đoàn FLC, đồng thời là minh chứng cho những tín hiệu tích cực từ các đối tác ngân hàng quốc tế đối với hoạt động huy động vốn của Tập đoàn. Ông Huy cũng tin tưởng giao dịch lần này là tiền đề vững chắc cho sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Credit Suisse AG và Tập đoàn FLC trong tương lai.

Tập đoàn FLC là đối tác mới nhất tại Việt Nam của Credit Suisse, bên cạnh một số doanh nghiệp như Novaland, VPBank, Vietcombank, FE Credit…

Theo Tập đoàn FLC, khoản vay này được đảm bảo bằng quyền góp vốn tại công ty con, nhằm bổ sung vốn cho dự án và vốn lưu động của FLC. Thời hạn khoản vay là 2,5 năm đến 3 năm, theo từng đợt giải ngân. Số vốn giải ngân sẽ được đưa vào phục vụ triển khai và mở rộng các dự án cũng như các lĩnh vực hoạt động mới của doanh nghiệp này. Động thái này cho thấy Credit Suisse AG bên cạnh nhiều tổ chức tài chính quốc tế lớn đã và đang đánh giá cao uy tín và triển vọng phát triển của Tập đoàn FLC.

Trong các tháng gần đây, công tác bán hàng trên toàn hệ thống của Tập đoàn FLC khá thuận lợi, trong đó riêng số lượng sản phẩm bán mới đạt hơn 2.000 căn trong 2 tháng, cho cả 3 quần thể dự án của Tập đoàn tại Quy Nhơn (Bình Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Quảng Bình. Đây cũng là mùa cao điểm về các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng mà Tập đoàn theo đuổi.

Trong mấy tháng qua, Tập đoàn FLC nổi bật không chỉ ở công tác bán hàng rất hiệu quả với đội ngũ môi giới lên tới hàng nghìn nhân viên từ khắp các nhà phân phối bất động lớn trên cả nước, mà còn ở thông tin thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways.

Việc thành lập hãng hàng không nằm trong chiến lược dài hạn của Tập đoàn, không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không đang ngày một lớn, mà còn hướng đến gia tăng tiện ích phục vụ công tác vận hành, bán sản phẩm của các quần thể nghỉ dưỡng thương hiệu FLC.

Credit Suisse bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 và cho đến nay là ngân hàng nước ngoài huy động vốn lớn nhất tại Việt Nam với hơn 7 tỷ USD cho Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Đây là ngân hàng đứng vị trí số 1 trong các ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về số lượng huy động vốn cổ phiếu, vốn nợ bằng USD và trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập theo giá trị giao dịch.

Tuy nhiên, Credit Suisse thường nhắm tới đối tượng hợp tác là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực phát triển mạnh, khả năng tăng trưởng ổn định, nhanh chóng, phù hợp với những tiêu chí đề ra của ngân hàng này.

N.Trọng

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video