COVID-19: Quỹ khẩn cấp 350 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã hết tiền

Chương trình cho vay khẩn cấp trị giá 350 tỷ đô la của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ duy trì việc làm cho nhân viên do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã cạn tiền.

Đây là thông báo đưa ra ngày thứ Năm, 16/4, của Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA). Như vậy, hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ đang phải tạm ngưng hoạt động do sự bùng phát của dịch COVID-19 sẽ không nhận được khoản tiền hỗ trợ cần thiết.

SBA thông tin trong một email rằng gần 5.000 ngân hàng đã cung cấp khoảng 1.6 triệu khoản vay trong chương trình. Hoạt động tín dụng này là một phần trong gói kích thích kinh tế trị giá 2.300 tỷ USD được quốc hội Mỹ thông qua vào tháng trước để giảm bớt những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Các ngân hàng và các tổ chức thương mại tại Washington D.C. cho biết các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ, bao gồm Wells Fargo, JPMorgan và Bank of America, đang bị quá tải do tiếp nhận hàng trăm ngàn đơn xin vay vốn.

Chính quyền tổng thống Donald Trump đang thúc giục Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm khoản tín dụng trị giá 250 tỷ USD để bổ sung cho chương trình bảo trợ tiền lương. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ chắc chắn nhận được các khoản tín dụng với điều kiện phần lớn số tiền vay được dùng để trả tiền lương cho nhân viên.

Tuy vậy, các nhà lập pháp Mỹ vẫn đang tranh cãi về khoản tín dụng bổ sung này, vì nghị sĩ đảng Dân chủ muốn có các điều khoản đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc của các nhóm thiểu số, doanh nghiệp ở nông thôn và hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện, chính quyền địa phương và người nghèo. Phe Cộng hòa phản đối các điều khoản bổ sung này.

COVID-19: Quỹ khẩn cấp 350 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã hết tiền - Ảnh 1.

Các nhóm ngân hàng có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. nhiều lần viết thư lên Quốc hội Mỹ kêu gọi các nhà lập pháp giải quyết bế tắc và cho phép các tổ chức tín dụng có thể tiếp tục nhận thêm các đơn xin vay vốn, sẵn sàng cho việc giải ngân.

"Các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang tiếp tục nộp đơn xin hỗ trợ và SBA vẫn chưa phê duyệt các đơn đã nhận được," trích thông cáo ngày 16/4 của ông Richard Hunt, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội ngân hàng tiêu dùng Mỹ.

"Hàng triệu nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ và gia đình của họ đang phải đồng thời đối mặt với hai cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế, nếu như Quốc hội Mỹ không nhanh chóng phê duyệt khoản tín dụng bổ sung."

Lo ngại các chương trình tín dụng không được phân phối một cách công bằng, Cộng đồng ngân hàng độc lập Mỹ đã đề xuất 25% của bất kỳ khoản tín dụng mới nào được thông qua sẽ được phân bổ về các ngân hàng cộng đồng có tổng tài sản dưới 50 tỷ USD. Tổ chức này cũng đang kêu gọi thay đổi các quy tắc và điều khoản của chương trình cho vay, bao gồm cả việc miễn trừ một yêu cầu xác minh đối với người vay vì chúng đang gây khó cho quá trình giải ngân.

Theo Trí thức trẻ

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video