Công ty Trung Nguyên muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án bị thu hồi

Công ty Trung Nguyên đề xuất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán tài sản hợp pháp trên đất sau khi dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An bị chấm dứt hoạt động.

Ngày 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng có ý kiến giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Bảo Lâm xem xét đề nghị của Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) về dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An (dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An).

Công ty Trung Nguyên muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án bị thu hồi - Ảnh 1.

Khu đất dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An bị đề nghị thu hồi.

Cụ thể, doanh nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn có buổi làm việc với đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp trên đất sau khi tỉnh có quyết định chấm dứt hoạt động dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An.  Thời hạn sở ngành xem xét và báo cáo lãnh đạo tỉnh trước ngày 10-8.

Theo đại diện Công ty cà phê Trung Nguyên, giữa tháng 6-2023, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp trên đất đối với diện tích 4.337 m2 trong tổng diện tích 15.529 mcủa dự án.

Doanh nghiệp cho rằng diện tích này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ một công ty khác vào năm 2002, là không thuộc trường hợp UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định giao đất.

Đến đầu tháng 7-2023, Công ty cà phê Trung Nguyên nhận được bản vẽ khu đất tại dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An từ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, doanh nghiệp nộp bản vẽ này cho đại diện Phòng quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết kiến nghị mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gửi vào tháng 6-2023. Điều này gây nhiều khó khăn cho Công ty Trung Nguyên trong việc hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán tài sản trên đất đối với diện tích 4.337 m2 sau khi tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động dự án.

Bên cạnh đó, người đại diện Công ty Trung Nguyên nhận định việc chậm trễ này có thể gây ra dư luận, thông tin không chính xác về việc công ty này thiếu hợp tác hoàn thành các nghĩa vụ chấm dứt dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An.

Do đó, Công ty Trung Nguyên đề xuất được làm việc với đại diện của tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường vào cuối tháng 7 này để giải quyết các kiến nghị nêu trên.

Dự án "Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An" tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm có diện tích 1,5 ha, vốn đầu tư 33 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) làm chủ đầu tư. Do dự án chậm tiến độ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt dự án vào tháng 9-2022, giao UBND huyện Bảo Lâm quản lý đất sau khi thu hồi.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở đã gửi 2 văn bản vào năm 2022 và 2023 đề nghị Công ty Trung Nguyên lập bản đồ xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất dự án. Tuy nhiên, đến giữa tháng 5-2023, Công ty Trung Nguyên vẫn chưa gửi kết quả thực hiện vấn đề nêu trên nên chưa thể thu hồi đất giao UBND huyện Bảo Lâm quản lý như chỉ đạo của UBND tỉnh.

 

Theo Trường Nguyên (Người lao động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video