Công ty chủ quản hệ thống Vinmart và Vinmart+ báo lỗ 1.787 trong nửa đầu năm 2020

Trong khi nửa đầu năm 2019, VinCommerce báo lãi ròng đến 1.030 tỷ đồng. Kết quả này có được nhờ việc ghi nhận doanh thu tài chính từ việc chuyển nhượng 51,4 triệu cổ phiếu VinGroup (VIC) cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc).

Công ty chủ quản hệ thống Vinmart và Vinmart+ báo lỗ 1.787 trong nửa đầu năm 2020

Theo thông tin chúng tôi có được, CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce - đơn vị đang điều hành hệ thống siêu thị VinMart và siêu thị mini VinMart - ghi nhận lỗ 1.787,5 tỷ sau 6 tháng đầu năm 2020.

Trong khi nửa đầu năm 2019, VinCommerce báo lãi ròng đến 1.030 tỷ đồng. Kết quả này có được nhờ việc ghi nhận doanh thu tài chính từ việc chuyển nhượng 51,4 triệu cổ phiếu VinGroup (VIC) cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc).

Công ty chủ quản hệ thống Vinmart và Vinmart+ báo lỗ 1.787 trong nửa đầu năm 2020 - Ảnh 1.

Chi tiết, giữa năm 2019, Vingroup đã phát hành 154 triệu cổ phiếu cho SK Group, song VinCommerce cũng chuyển nhượng cổ phiếu VIC cho SK Group. Ước tính, tập đoàn của Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để trở thành cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ 6% cổ phần của Vingroup. Đây được xem là giao dịch M&A inbound lớn nhất trong năm 2019, chiếm hơn 10% tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Với mức giá bán 113.000 đồng/cp, VinCommerce có thể thu về hơn 5.800 tỷ đồng.

Được biết, trước khi bán vốn cho SK, VinCommerce cũng đã tiến hành tách lượng cổ phần VIC còn lại sang pháp nhân khác là Công ty P/S.

Tính đến thời điểm 30/6/2020, vốn chủ sở hữu VinCommerce vào mức 4.122 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ là 3,18 lần. Như vậy, nợ của VinCommerce ước tính vào mức 13.108 tỷ đồng.

Về VinCommerce, đây là đơn vị vận hành hệ thống siêu thị VinMart+ và chuỗi cửa hàng VinMart. Liên tục mở rộng độ phủ, VinCommere những năm qua đã liên tục thâu tóm các tên tuổi nhỏ lẻ trên thị trường như Shop&Go, Zakka Mark, FiviMart… Theo đó, mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp liên tục thua lỗ (trừ khoản lãi tài chính từ bán cổ phần VIC).

Cuối năm 2019, VinGroup đã tiến hành chuyển nhượng VinCommerce (cùng VinEco thông qua đơn vị chủ quản chung là VCM) cho Masan. Thương vụ trên kéo kết quả kinh doanh Masan lỗ lớn ngay quý đầu năm 2020. Bước sang quý 2/2020, VCM tiếp tục ghi nhận lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2020 là -1.058 tỷ đồng.

Công ty chủ quản hệ thống Vinmart và Vinmart+ báo lỗ 1.787 trong nửa đầu năm 2020 - Ảnh 2.

Về với Masan, theo báo cáo của Tập đoàn, các nền tảng kinh doanh của hệ thống VinCommerce cơ bản ổn định trong quý 2/2020, kế hoạch cải thiện hiệu quả hoạt động vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Lượng khách đến cửa hàng tăng 11% vào tháng 7/2020 so với tháng 6/2020.

Trong đó, tại siêu thị mini VinMart+, ghi nhận doanh thu quý 2/2020 tăng 51,4% so với cùng kỳ, SSSG tăng do giá trị hóa đơn trung bình tăng trưởng 9,5%, bù đắp cho lượng khách đến cửa hàng giảm 5,8% do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội trong tháng 4 và tháng 5/2020.

Còn với siêu thị VinMart, doanh thu quý 2/2020 giảm 14,9% chủ yếu vì các trung tâm thương mại thuộc Vincom Retail (VRE) đóng cửa do giãn cách xã hội và doanh số mảng B2B thấp hơn (chủ động giảm doanh số để cải thiện biên lợi nhuận).

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video