Cổ phiếu lao dốc, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất kho ngàn tỷ mua ‘đỡ giá’?

Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu đã giảm giá đến 50-70% tính từ đỉnh đến nay. Giữa lúc thị trường khó khăn này, những đăng ký giao dịch của các lãnh đạo doanh nghiệp và người nhà họ khi mua lại cổ phiếu được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Tháng 11, dự kiến, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ là 2,3 nghìn tỷ đồng.

Theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu FiinTrade, 3 tháng gần đây, cổ đông lãnh đạo và người liên quan liên tiếp mua ròng cổ phiếu. Dự kiến, trong tháng 11, lãnh đạo và người liên quan nhóm này sẽ mua ròng 1,1 nghìn tỷ đồng. Các cổ đông tổ lớn (sở hữu trên 5%) mua ròng 1,2 nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu lao dốc, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất kho ngàn tỷ mua ‘đỡ giá’? - Ảnh 1.

Thống kê giá trị mua/bán ròng của ban lãnh đạo và người liên quan qua các tháng

Tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ dự kiến trong tháng 11 là 2,3 nghìn tỷ đồng. Nếu so với các giai đoạn mua ròng trước đây, giá trị các giao dịch đăng ký mua của lãnh đạo và người liên quan chưa đột biến. Nhưng nếu so với quy mô thanh khoản thị trường (hiện chỉ khoảng 10 nghìn tỷ đồng/phiên, so với 20-25 nghìn tỷ của năm ngoái), lực mua ròng có vai trò hỗ trợ giá cổ phiếu nếu như các lãnh đạo thực sự mua vào mạnh như đã đăng ký.

Xét theo nhóm ngành, bất động sản là nhóm được cổ đông nội bộ, chủ yếu là các tổ chức và ban lãnh đạo đăng ký mua vào tích cực nhất. Giá trị mua ròng dự kiến khoảng 2,1 nghìn tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua mạnh nhất là NVL, KDH, NLG, DXG và DIG. Những mã này đã giảm khá sâu trong các tháng gần đây, thường xuyên có các giao dịch mua/bán của các lãnh đạo và người liên quan.

Cụ thể, bà Mai Trần Thanh Trang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) - đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KDH. Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 31/10 đến ngày 29/11. Cũng thời gian này, Quỹ VOF Investment Limited cũng đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH, theo giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. 

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) - đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu NLG theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận, từ ngày 14/10 đến ngày 12/11. Cùng thời điểm trên, 2 con trai của ông Xuân Quang là Nguyễn Hiệp và Nguyễn Nam mỗi người đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu NLG.

Ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh - đăng ký mua vào thêm 10 triệu cổ phiếu DXG. Thời gian thực hiện trong vòng từ ngày 27/10 đến 25/11 thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Một trường hợp khác là DIG. Tại đại hội cổ đông bất thường ngày 12/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn - Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (DIG) - tỏ ra bất ngờ khi giá cổ phiếu DIG liên tục giảm trong thời gian qua. Ông cho biết con gái ông (Nguyễn Thị Thanh Huyền) đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu (thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 7/10 – 4/11/2022) và khẳng định nếu giá cổ phiếu DIG sau ngày 30/10 vẫn dưới 30.000 đồng/cổ phiếu, bản thân ông sẽ đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch 4/11, cổ phiếu DIG lao dốc xuống mức 16.600 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều vùng 30.000 đồng/cổ phiếu. Dù vậy ông Tuấn không có dấu hiệu đăng ký mua, ngược lại còn bị bán giải chấp tổng cộng hơn 4,4 triệu cổ phiếu.

Theo Việt Linh (Tiền Phong)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video