Cổ phiếu HVG của Thuỷ sản Hùng Vương bị huỷ niêm yết bắt buộc

Theo HoSE, nguyên nhân bởi HVG đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà HoSE, hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết hủy niêm yết nhằm bảo vệ nhà đầu tư.

Cổ phiếu HVG của Thuỷ sản Hùng Vương bị huỷ niêm yết bắt buộc

Ngày 29/7/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Hùng Vương (HVG), quyết định có hiệu lực vào 5/8/2020.

Theo HoSE, nguyên nhân bởi HVG đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà HoSE, hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết hủy niêm yết nhằm bảo vệ nhà đầu tư.

Vào đầu tháng 5/2020, cổ phiếu HVG đã bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch, cũng bởi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trước đó (19/1/2018).

Giữa tháng 5, HoSE tiếp tục có thêm công văn nhắc nhở lần thứ 3 về việc HVG chưa nộp Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý I/2020.

Trong công văn giải trình sau đó, HVG cho biết, việc chậm nộp các báo cáo tài chính do số lượng nhân sự kế toán và thống kê của Công ty đang thiếu hụt do một số đã nghỉ hoặc chuyển công tác qua các công ty mới trong thời gian cách ly xã hội từ tháng 4/2020, cùng một số nguyên nhân khác nên làm gián đoạn việc cung cấp số liệu cho công tác hợp nhất báo cáo tài chính.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video