Cổ phiếu của công ty vận hành báo Vnexpress tăng 40% phiên chào sàn, vốn hóa đạt xấp xỉ 100 triệu USD

Với sự góp mặt của FPT Online thì ngành công nghệ - viễn thông - truyền thông vẫn là lĩnh vực khá khan hiếm cổ phiếu.

Hôm nay (10/12), cổ phiếu FOC của CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT đã chính thức giao dịch trên sàn Upcom với giá tham chiếu 110.000 đồng/cp. Với lợi nhuận cao cùng cơ cấu cổ đông cô đặc nên không có gì bất ngờ khi FOC đã tăng kịch biên độ 40% trong phiên đầu tiên lên 154.000 đồng. Tại mức giá này, vốn hóa của FPT Online đạt gần 2.280 tỷ đồng, tức xấp xỉ 100 triệu USD. FPT Online là một trong những công ty quảng cáo trực tuyến lớn nhất Việt Nam với nguồn thu chính đến từ việc vận hành báo điện tử Vnexpress. Mặc dù là doanh nghiệp có doanh thu - lợi nhuận hàng đầu trong ngành nhưng FPT Online đang gặp thách thức lớn về tăng trưởng.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, FPT Online đạt 378,3 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 1% và 217,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 8% so với cùng kỳ. Doanh thu quảng cáo của FPT Online hiện đã bị CTCP VNG vượt qua.

VNG, thông qua công ty con VinaData, hiện đang nắm giữ 6,6% cổ phần của FPT Online. Hai cổ đông lớn nhất của FPT Online là FPT Telecom (56,3%) và FPT (23,8%). Tỷ lệ sở hữu được tính trên vốn điều lệ mới 147,9 tỷ đồng sau khi công ty hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu ESOP.

Với sự góp mặt của FPT Online thì ngành công nghệ - viễn thông - truyền thông vẫn là lĩnh vực khá khan hiếm cổ phiếu với chỉ lác đác vài cái tên như FPT, FPT Telecom, Yeah1 Group, HiPT Group hay CMC Group. Trong số này cũng chỉ duy nhất cổ phiếu FPT là có thanh khoản cao. Vốn hóa FPT hiện đạt 27,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video