Cổ đông TTF chấp nhận cha con ông Võ Trường Thành khắc phục hậu quả bằng tài sản riêng

Tổng giá trị tài sản bù đắp ước tính hơn 180 tỷ đồng.

Nghị quyết ĐHCĐ của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Mã: TTF – HoSE) mới đây thông qua đề xuất khắc phục hậu quả bằng tài sản riêng do việc quản lý yếu kém của nguyên chủ tịch TTF – ông Võ Trường Thành và con trai Phó TGĐ TTF – ông Võ Văn Diệp Tuấn. Cụ thể số cổ phiếu tán thành đạt 82 triệu trên tổng số 132 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết (đạt 62,3%).

Kết quả báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 của TTF cho thấy một năm kinh doanh tồi tệ. Doanh thu chỉ đạt 1.250 tỷ đồng chưa bằng một nửa so với năm trước đó, lỗ sau thuế hợp nhất 1.629 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hợp nhất âm 195 tỷ. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do việc quản lý yếu kém từ phía chủ tịch và ban lãnh đạo công ty.

Đứng trước sức ép của cổ đông, ông Thành và con trai đã cam kết sử dụng tài sản của mình để khắc phục hậu quả. Tài sản khắc phục của 2 cha con bao gồm 15,4 triệu cổ phần TTF và 57,4 tỷ đồng vốn góp tại các doanh nghiệp khác. Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị cổ phiếu quy đổi ra tiền mặt ước tính 125 tỷ đồng. Thời hạn chuyển giao sẽ là 7 ngày kể từ ngày chấp thuận phương án đề xuất.

Sau khi hoàn thành việc chuyển giao tài sản, TTF sẽ có văn bản miễn toàn bộ trách nhiệm bao gồm trách nhiệm pháp lý và đồng thời HĐQT TTF làm việc với Công ty Tân Liên Phát ra văn bản bãi nại cho ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn trong vòng 03 ngày kể từ khi hoàn thành chuyển giao xong toàn bộ tài sản khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, cổ đông TTF đã thống nhất bầu bà Dương Trịnh Thụy Như, Phùng Thị Mỹ Lê và bà Ngô Phương Hạnh làm thành viên HĐQT TTF.

Diễn biến giá cổ phiếu TTF kể từ ngày công bố báo cáo tài chính hôm 03/02/2017 tỏ ra khá kì lạ. Giá cổ phiếu TTF có 2 phiên giảm sàn xuống mức 4.680 đ/cp vào ngày 06/02/2017, tuy nhiên, sau đó đã tăng lên 8.100 đồng/cổ phiếu.

Theo Tín Nguyễn - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video