Chuẩn bị tung 4 giống lúa thơm ngon vượt trội ra sản xuất đại trà

4 giống lúa mới vừa được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long chuyển giao độc quyền cho Công ty CP Giống cây trồng miền Nam để tiến hành sản xuất, cung ứng đại trà cho thị trường...

Chiều 25.7, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng độc quyền 4 giống lúa OM 8959, OM 341, OM 344 và OM nếp 406 cho Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (mã chứng khoán SSC).

[caption id="attachment_63626" align="aligncenter" width="700"] Ký kết chuyển giao độc quyền 4 giống lúa từ Viện lúa ĐBSCL cho Công ty Giống cây trồng miền Nam (ảnh: Q.H)[/caption]

Theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, thời gian qua, nhờ SSC mà nhiều giống lúa được nghiên cứu, sản xuất tại Viện lúa ĐBSCL được đẩy mạnh sản xuất đại trà, cung ứng ra thị trường, góp phần bổ sung cho cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận, góp phần giúp người dân tiếp cận và chuyển đổi giống lúa phù hợp nhất để mang lại giá trị canh tác hiệu quả nhất.

Ở đợt chuyển giao này, 4 giống lúa OM 8959, OM 341, OM 344 và OM nếp 406 đều đã được trình diễn mang lại hiệu quả khả quan và được SSC lựa chọn để mua quyền sử dụng độc quyền...

Cũng theo ông Thạch, trong hơn 40 năm qua, Viện lúa ĐBSCL đã chọn tạo và đưa vào sản xuất trên 160 giống lúa, chiếm khoảng 77% diện tích gieo trồng ở ĐBSCL. Tuy nhiên, ông Thạch cũng cho biết, cần phải có những doanh nghiệp như SSC thì các giống lúa mà Viện nghiên cứu đưa ra mới không rơi vào tình trạng bị... bỏ ngăn kéo, do không được sản xuất đại trà trên thị trường.

[caption id="attachment_63625" align="aligncenter" width="700"] Ông Bùi Quang Sơn - Tổng Giám đốc SSC phát biểu tại lễ ký kết.[/caption]

Liên quan đến vấn đề mua bản quyền độc quyền 4 giống lúa mới này, ông Bùi Quang Sơn - Phó Tổng Giám đốc SSC cho biết, chiến lược của SSC là tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt giống lúa thuần độc quyền với các loại giống đã nghiên cứu chọn tạo ra (Đài Thơm 8, Kim Cương 111), giống mua và chia sẻ quyền sử dụng (OM 5953, OM 8017, OM 5451...). Tuy nhiên, số lượng và chủng loại giống lúa hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cung ứng cho thị trường...

“Việc mua 4 giống lúa độc quyền này là chiến lược mới của SSC. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào sản xuất đại trà giống lúa thuần nhất so với nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCL để phục vụ cho cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”, ông Sơn khẳng định.

Hiện giá trị chuyển nhượng của thương vụ này không được tiết lộ. Tuy nhiên, mục tiêu của chuyển nhượng, theo giải thích của Viện Lúa ĐBSCL là để giúp đưa 4 giống lúa có đặc tính vượt trội này sản xuất rộng rãi ra thị trường thông qua kênh phân phối chuyên nghiệp của SSC - Công ty giống cây trồng lớn nhất nhì khu vực phía Nam.

Đồng thời, việc liên kết chuyển giao này sẽ tạo ra hướng đi mới cho Viện Lúa ĐBSCL có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian tới.

Nguyễn Trọng Theo Dân Việt

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video